Nhưng mỗi người có thể trạng khác nhau và tình trạng ra mồ hôi khác nhau, có người đổ mồ hôi nhiều sau khi vận động nhẹ, có người lại đổ mồ hôi ít hơn sau khi vận động gắng sức.
5 kiểu đổ mồ hôi này, dù là nam hay nữ đều cho thấy cơ thể đang có vấn đề lớn, bạn cần đề cao cảnh giác.
1. Đổ mồ hôi nhiều
Những người hay đổ mồ hôi, dù trong mùa hè nóng nực hay mùa đông lạnh giá, tay chân luôn ẩm ướt, đó là một loại bệnh "hyperhidrosis"- hội chứng tăng tiết mồ hôi.
Khi cơ thể ra nhiều mồ hôi, đừng mù quáng nghĩ rằng đó là biểu hiện của cơ thể đang có chức năng giải độc mạnh, cần tích cực điều hòa để tránh phát sinh thêm bệnh. |
Theo các kết quả nghiên cứu liên quan, sự hình thành hyperhidrosis có liên quan đến di truyền. Nguyên nhân có thể do thần kinh bị kích thích quá mức dẫn đến tuyến mồ hôi trên cơ thể tiết ra quá nhiều.
Vì vậy, khi cơ thể ra nhiều mồ hôi, đừng mù quáng nghĩ rằng đó là biểu hiện của cơ thể đang có chức năng giải độc mạnh, cần tích cực điều hòa để tránh phát sinh thêm bệnh.
2. Ít mồ hôi, không mồ hôi
Sau khi vận động, người ra mồ hôi ít hoặc không ra mồ hôi có thể là do tuyến mồ hôi kém phát triển bẩm sinh hoặc tuyến mồ hôi bị thiếu, chức năng giải độc của cơ thể yếu.
Ngoài ra, nó cũng có thể là chứng nhiễm trùng cục bộ do bệnh ngoài da, chẳng hạn như xơ cứng bì, bệnh phong, teo da và các bệnh ngoài da khác. Trong khi đó bệnh tiểu đường, bệnh nhân bị viêm thận mãn tính và khối u ác tính có thể không có mồ hôi hoặc ít mồ hôi khắp cơ thể.
Không dễ đổ mồ hôi hay mồ hôi ra ít, tuy giữ cơ thể sạch sẽ ở mức độ nhất định, không bị ra mồ hôi nhiều và có mùi hôi, nhưng ngược lại có thể do các bệnh ngoài da hoặc các bệnh khác cần chú ý kiểm tra và điều trị sớm.
3. Đổ mồ hôi tự phát
Ngay cả khi thời tiết không nóng nực và không vận động, cơ thể sẽ đổ nhiều mồ hôi, thường kèm theo suy kiệt tinh thần, yếu tay chân, dễ cảm lạnh và hoảng sợ, đặc biệt sợ gió, sợ lạnh.
Ngay cả khi thời tiết không nóng nực và không vận động, cơ thể sẽ đổ nhiều mồ hôi. |
Theo quan điểm nghiên cứu của y học cổ truyền, tình trạng này là biểu hiện của tình trạng thiếu khí, phần lớn là do khí của dạ dày yếu và bề mặt cơ thể không ổn định.
Trên thực tế, một số người béo phì rất dễ mắc phải hiện tượng đổ mồ hôi tự phát này, họ sẽ đổ mồ hôi rất nhiều khi ngồi yên, đây cũng là dấu hiệu của suy nhược cơ thể.
4. Đổ mồ hôi ban đêm
Mồ hôi đêm là mồ hôi xuất hiện khi bạn ngủ vào ban đêm. Bạn thường thức giấc vì lượng mồ hôi ra nhiều và khó chịu, chỉ khi vén chăn bông lên thì hiện tượng đổ mồ hôi đêm này mới chấm dứt.
Đồng thời, đổ mồ hôi ban đêm thường kèm theo các triệu chứng như nóng ở tay chân, tim và ngực, má đỏ bừng, lưỡi khô và các triệu chứng khác. Y học cổ truyền cho rằng đây là biểu hiện của tình trạng thiếu âm, mà nguyên nhân phần lớn là do thiếu âm và nội nhiệt, tinh lực không đủ. Tình trạng này thường phổ biến hơn ở nam giới.
5. Bệnh ra mồ hôi trộm
Ra mồ hôi bất thường, ra ít mồ hôi hoặc không ra mồ hôi cũng là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh như cường giáp. Cơ thể tiết hormone tuyến giáp bất thường sẽ có các biểu hiện như tăng thân nhiệt, đổ mồ hôi nhiều, đồng thời bệnh nhân cũng dễ bị hồi hộp, cáu gắt, khó đi vào giấc ngủ.
Một dấu hiệu khác là bệnh nhân bị hạ đường huyết, lượng đường trong máu giảm sẽ dẫn đến cơ thể tiết ra một lượng lớn adrenaline, bệnh nhân dễ bị đổ mồ hôi lạnh, da xanh xao, tay chân yếu ớt.
Đổ mồ hôi là một hiện tượng sinh lý của con người, trên cơ thể có khoảng 3 triệu tuyến mồ hôi. Tuyến mồ hôi có liên quan mật thiết đến quá trình bài tiết và trao đổi chất của con người, mồ hôi được coi là “cánh quạt” cho sức khỏe của con người.
Chính vì vậy, khi ra mồ hôi bất thường, cần chú ý và có trách nhiệm với sức khỏe của chính mình.
Xem thêm: Sát thủ nhà bếp dẫn đến ung thư phổi ở phụ nữ không hút thuốc
Ánh Dương
Theo Người đưa tin