1. Những biểu hiện của bệnh thiếu máu
Khi bị thiếu máu (do thiếu sắt), phần chân tóc của bạn cũng bị ảnh hưởng, bị thiếu dinh dưỡng, chân tóc sẽ yếu và dễ bị tổn thương hơn khiến tóc dễ bị rụng. Nếu không khắc phục kịp thời có thể dẫn đến hói đầu.
Lãnh cảm, liệt dương
Máu giúp nam giới đạt độ cương cứng và nữ giới sung huyết vùng kín để đạt đến khoái cảm khi ân ái. Vì thế khi bị thiếu máu trong thời gian dài, nam giới sẽ có nguy cơ bị liệt dương, nữ giới có nguy cơ lãnh cảm rất cao.
Thường xuyên mệt mỏi
Mệt mỏi, kiệt sức là một triệu chứng rất phổ biến của người đang thiếu sắt. Cảm giác mệt mỏi là do cơ thể chúng ta thiếu sắt để tạo ra một protein gọi là hemoglobin trong hồng cầu giúp vận chuyển mang từ phổi đến các bộ phận khác của cơ thể.
Khi cơ thể chúng ta thiếu hemoglobin, đồng nghĩa với việc các mô cơ thiếu lượng oxy cần thiết, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, chân tay rã rời.
Da nhợt nhạt
Hemoglobin trong hồng cầu là yếu tố giúp da khỏe mạnh, hồng hào. Nếu thiếu sắt, cơ thể con người không thể sản sinh đủ hemoglobin cho các tế bào hồng cầu.Không chỉ khiến da nhợt nhạt, các bộ phận khác như môi, lợi và móng tay cũng có màu sắc nhợt nhạt, không được hồng hào.
Khó thở / tức ngực
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy khó thở, tức ngực khi phải vận động như chạy bộ, mang vác vật, leo cầu thang hoặc thậm chí là đi bộ thì chắc chắn cơ thể bạn đang thiếu sắt.
Chóng mặt và nhức đầu
Thiếu sắt cũng có thể gây ra chứng đau đầu hoặc đau nửa đầu. Do thiếu hụt oxy lên não, khiến các mạch máu sưng lên, gây áp lực dẫn đến đau đầu hoặc đau nửa đầu.
Nhịp tim bất thường, hay thường xuyên có tình trạng đánh trống ngực, loạn nhịp, có tiếng thổi, giãn to và thậm chí là suy tim là một triệu chứng khác chứng tỏ bạn đang thiếu sắt.
Sưng viêm, nhiệt miệng lưỡi
Những biểu hiện ở miệng, lưỡi cũng sẽ báo hiệu cho bạn về tình trạng sức khỏe cơ thể. Nếu lưỡi có biểu hiện sưng, viêm, hoặc đổi màu thì có lẽ cơ thể đang thiếu sắt.
Móng tay yếu dễ gãy
Móng tay yếu, dễ gãy không còn là biểu hiện ban đầu của thiếu sắt nữa mà là biểu hiện bạn đang bị thiếu máu.
Chân run, bồn chồn
Hàm lượng sắt trong máu thấp có thể dẫn đến sụt giảm dopamine, một chất hóa học trong não, là yếu tố quan trọng giúp cơ thể vận động bình thường và nếu thiếu hụt có thể gây ra hội chứng chân bồn chồn, đứng không vững. Dopamine hoạt động như một sứ giả giữa não và hệ thần kinh giúp não điều chỉnh và điều phối chuyển động.
Đau bụng và nước tiểu lẫn máu
Khi cơ thể thiếu sắt sẽ dẫn đến tán huyết trong mạch máu và tình trạng đau bụng và nước tiểu có lẫn máu. Điều này đôi khi xảy ra ở những người tham gia tập thể dục cường độ cao, đặc biệt là chạy bộ, và nó có thể gây chấn thương các mạch máu nhỏ ở bàn chân, được gọi là "tiểu máu diễu hành".
2. Hệ lụy khi thiếu máu
Tăng nguy cơ đột quỵ
Các chuyên gia Trường Y khoa thuộc Đại học Yale (Mỹ) cho biết tình trạng thiếu máu có thể làm tăng gấp 3 lần nguy cơ tử vong cho bệnh nhân sau khi bị đột quỵ.
Suy thận mạn càng thêm nặng
Thiếu máu sẽ làm gia tăng tốc độ tiến triển suy thận sang giai đoạn nặng hơn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của bệnh nhân. Đặc biệt, hậu quả của thiếu máu thúc đẩy bệnh thận tiến đến suy thận giai đoạn cuối cần phải lọc thận.
Thiếu máu có nghĩa là thiếu hồng cầu hoặc huyết cầu tố. Hậu quả của căn bệnh này là máu thực hiện không tốt việc vận chuyển ôxy đến các bộ phận khác trong cơ thể, đặc biệt là tim. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, tim sẽ bị suy và dễ dẫn đến những tai biến nặng nề hơn ở tim.
Tai biến sản khoa
Các bà bầu thường có thói quen ăn quá nhiều ngũ cốc, rau quả, nhưng lại không biết rằng trong rau quả có những chất gây ức chế, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất sắt, dẫn đến thiếu máu. Thiếu máu là nguyên nhân khiến các bà bầu tăng nguy cơ đẻ non, tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của cả mẹ và con.
3. Thiếu máu nên tránh những thực phẩm sau
Thực phẩm chứa canxi
Một trong những ngyên nhân chính của thiếu máu là thiếu sắt và do vậy, những người bị thiếu máu do thiếu sắt được khuyên là nên tránh những thực phẩm giàu canxi vì canxi cản trở hấp thu sắt trong cơ thể do đó làm cho bệnh trở nên nặng hơn. Những thực phẩm chứa nhiều canxi gồm sữa, các sản phẩm từ sữa như phomai, sữa chua, các loại hạt và chuối.
Thực phẩm, đồ uống có tannin
Cơ thể của bạn sẽ bị ức chế hấp thu chất sắt khi sử dụng trà. Bởi vì trong thành phần của trà có chứa axit tannic, khi vào trong đường tiêu hóa của cơ thể sẽ kết hợp với sắt và tạo thành hợp chất không hòa tan.
Niêm mạc ruột non sẽ không thể hấp thụ chất này, từ đó việc hấp thu chất sắt cũng bị gây cản trở, cơ thể sẽ làm giảm việc tổng hợp hemoglobin khi thiếu sắt, khiến cho các triệu trứng thiếu máu trở nên nghiêm trọng hơn.
Thực phẩm chứa gluten
Những loại thực phẩm giàu gluten nên tránh dùng cho những người bị thiếu máu. Ở một số người gluten gây tổn thương cho thành ruột, ngăn cản hấp thu sắt và axit folic, cả hai chất này đều cần thiết để sản sinh tế bào hồng cầu. Gluten được tìm thấy chủ yếu trong mì ống, lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen và yến mạch.
Chất phenol trong cà phê sẽ kết hợp với sắt của cơ thể tạo thành loại muối khó phân giải, từ đó làm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể bị ức chế.
Cà phê là một loại đồ uống rất không thích hợp đối với người đang bị chứng thiếu máu. Bạn hãy thay thế cà phê bằng nước cam nếu muốn uống một loại đồ uống nào đó.
Phụ gia thực phẩm được xem như một yếu tố đắc lực trong việc cải thiện hương vị của món ăn, làm hài lòng thực khách. Tuy nhiên, việc lạm dụng các chất phụ gia trong quá trình chế biến món ăn có thể khiến lượng natri trong cơ thể tăng vọt, dẫn đến huyết áp cao, dễ gây đột quỵ, thiếu máu não. Hãy hạn chế dùng các loại phụ gia thực phẩm khi thiếu máu.
Hết thiếu máu với món ngon từ gan lợn Gan lợn rất giàu vitamin A, vitamin B12 nên rất tốt cho người thiếu máu. - Gan lợn nấu táo đỏ: Nguyên liệu gồm 60g gan heo rửa sạch, xắt miếng, ướp gia vị; 10 trái táo đỏ, 20g củ khoai mài rửa sạch, để ráo. Tất cả cho vào chén sành, chưng cách thủy 3 giờ, nêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn lúc đói bụng hoặc trong bữa cơm. - Cháo gan lợn, đậu xanh: Nguyên liệu gồm 100g gan heo tươi rửa sạch, xắt miếng nhỏ, ướp gia vị; 60g đậu xanh và 100g gạo vo sạch, thêm lượng nước thích hợp để nấu cháo. Đun sôi cháo bằng lửa to ngọn rồi cho ngọn lửa nhỏ dần. Cháo chín thì cho gan heo vào đun sôi, vừa chín là được. Nêm lại gia vị vừa ăn. Dùng ăn nóng lúc đói bụng. - Tỏi tây xào gan lợn: Nguyên liệu: Gan lợn 100g, tỏi tây 50g, hành tây 80g. Gan lợn rửa sạch, thái miếng, sau đó cho vào nồi nấu chín 7 phần. Xào hành tây, tỏi tây cùng gia vị vừa đủ, gần chín cho gan lợn vào đảo qua rồi dùng nóng. - Canh gan lợn mộc nhĩ rau chân vịt: Nguyên liệu: Gan lợn 50g, mộc nhĩ đen 10g, rau chân vịt 50g, hành hoa, dầu ăn, muối ăn. Gan lợn rửa sạch, thái miếng. Mộc nhĩ ngâm rửa sạch với nước ấm. cho gan lợn và mộc nhĩ vào nồi đun với lượng nước vừa đủ. Sau khi sôi cho rau chân vịt, đun khoảng vài phút rồi thêm mắm muối gia vị. |
Uyên Phạm
Theo tạp chí Sống Khỏe