Đông Trùng Hạ thảo” là kết quả của nấm tên khoa học Ophiocordyceps sinensis ký sinh vào sâu non (ấu trùng bướm) vào mùa đông làm chết chúng và sử dụng dưỡng chất thối rữa của sâu bên trong phát triển mọc ra khỏi xác ấu trùng như một dạng cỏ vào mùa hè. Vì thế chúng có tên gọi là Đông Trùng - Hạ Thảo.
Với nền y học từ thuở thô sơ 3.500 năm của Trung Quốc, nơi mà mọi thứ gần như xem là thuốc, đều có công hiệu từ móng tay cho đến phân người, nhưng ngay trong y học truyền thống Tây Tạng người ta cũng hiếm khi nhắc tới "Đông Trùng Hạ Thảo".
Trong số hàng trăm bài thuốc phức phương (nhiều vị) được sử dụng ở Viện Tạng y tỉnh Thanh Hải, Tây Tạng, chỉ có duy nhất một phương thuốc dạng tễ (nước) dùng để chữa bệnh phụ khoa có sử dụng “Đông Trùng Hạ thảo”.
Từ những năm 1970 trở về trước, “Đông trùng Hạ thảo” ít được biết tới. Nó là thứ dược liệu bình thường, xếp hạng cuối trong “Trung dược tam bảo”.
Vào những năm 1960, tại Tây Tạng, 1kg “Đông trùng Hạ thảo” chỉ đổi được 2 gói thuốc lá giá 3 hào. Đến thập niên 1970, tại Thanh Hải, giá thu mua “Đông trùng Hạ thảo” của nhà nước là 21 tệ/kg; tới tận 1974 giá cũng chỉ 28 tệ/kg (~ 103.000 đồng/kg hiện tại).
1. Khởi đầu từ lời nói dối
Năm 1990 vận động viên chạy Trung Quốc Mã Gia Quân lập nhiều kỷ lục quốc gia và quốc tế. Khi phóng viên hỏi bí quyết thì được trả lời nhờ dùng "Đông trùng Hạ thảo". Tuy nhiên điều tra sau đó vận động viên đã nói dối nhằm che giấu hành vi gian lận sử dụng doping (chất kích thích) và bị kỷ luật, không liên quan gì đến Đông Trùng Hạ Thảo.
Nhưng nó cũng kịp tiêm vào đầu những người ngây thơ và gây sốt mạnh khiến giá tăng vùn vụt lên tới 2000 tệ/kg (7 triệu đồng/kg).
Khởi nguồn trò lừa đảo của nhà buôn Trung Quốc
Giá cả tăng chóng mặt khiến hàng loạt các nhà buôn tham gia, nguồn khan hiếm khiến chúng tiếp tục tăng giá chóng mặt đủ khiến người ta quên mất khởi nguồn từ trò lừa đảo của Mã Gia Quân.
Để kiếm lợi nhuận, các nhà buôn tiếp tục thổi (bịa đặt) CÔNG DỤNG THẦN THÁNH “Đông trùng Hạ thảo” làm nên trào lưu lừa đảo mà quốc tế hay gọi "TRÒ LỪA ĐẢO KIỂU TRUNG QUỐC".
Năm 2003, dịch SARS hoành hành ở Trung Quốc, giới đầu cơ, con buôn tiếp tục lan tuyền tin đồn uống "Đông trùng Hạ thảo" tăng cường miễn dịch và trị bách bệnh, ví như 1 thần dược. Giá lập tức tăng đến 700 triệu đồng/kg (200.000 tệ).
Và từ miệng nhà buôn với khả năng đồn thổi và truyền miệng, nó đã lan tới Việt Nam hơn cả bệnh dịch KHÔNG THỂ NGĂN CẢN dù lịch sử lẫn nghiên cứu UY TÍN không có BẤT KỲ BẰNG CHỨNG chứng minh công dụng của nó.
Ngay cả chất cordycepin chứa trong Đông trùng hạ thảo được tổng hợp nhân tạo thành công với giá khá rẻ mạt.
Ngày 04/02/2016, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Nhà nước kiểm tra Hàm lượng asen trong đông trùng hạ thảo dạng bột và viên nén nguyên chất được kiểm tra là 4,4-9,9 mg/kg.
Do nguy cơ ngộ độc thạch tín với Đông trùng hạ thảo là rất lớn, năm 2016, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Trung Quốc đã loại bỏ Đông trùng hạ thảo khỏi các sản phẩm chăm sóc sức khỏe thậm chí không thể trộn nguyên liệu thực phẩm thông thường.
Ngày 12/04/2016 một điều tra chấn động Trung Quốc của báo điện tử Sina.com đã đăng bài “Lật tẩy “Đông trùng Hạ thảo” – Đầu đuôi một vụ đại lừa đảo kiểu Trung Quốc” gây xôn xao dư luận.
Tuy nhiên, khi tới Việt Nam, các con buôn tiếp tục hành trình lừa đảo công dụng của nó dù cho quê nhà Trung Quốc người ta đang dần nhận ra và bỏ rơi.
2. Từ giả đến độc hại
Vốn khởi nguồn sử dụng trong thức ăn gia súc, sau lời nói dối để che lấp việc sử dụng chất kích thích trong thành tích thi đấu và lời đồn phóng đại công năng có thể chống lại dịch SARS và chữa bách bệnh.
Đông Trùng Hạ Thảo vốn chỉ mọc trên vùng cao 4.000 đến 5.000m do Cordyceps militaris (một loài nấm trong họ Cordycipitaceae) ký sinh ấu trùng thuộc vùng Tây Tạng bị càn quét đến mức kiệt quệ và giới nhà buôn găm hàng dẫn đến tình trạng sốt giá điên rồ.
Giá của chúng hiện tại lên đến 2-5 tỷ/kg, không như nhiều người lầm tưởng rằng chúng đắt vì quý, vì tốt. Thực chất, nó đắt chỉ đơn giản vì CỰC HIẾM
Điều này thúc đẩy một ngành công nghiệp khai thác, sản xuất lẫn chiến dịch Marketing sai lệch thúc đẩy bởi các nghiên cứu rác, tất nhiên nó cũng thúc đẩy sản phẩm giả lan tràn.
Không như tin đồn không thể nuôi cây nhân tạo, Đông trùng hạ thảo đã được nuôi cấy thành công bằng cách cấy nấm vào ấu trùng nuôi trong phòng thí nghiệm (những loại có giá dưới 2 tỉ / kg thì 100% là Đông trùng hạ thảo được nuôi cấy nhân tạo).
Một số nhà sản xuất giả tinh vi hơn bằng cách cấy một loại nấm không phải Cordyceps sinensis (Nấm tạo nên tên gọi Đông Trùng Hạ Thảo phổ biến nhất) tạo ra những Đông Trùng Hạ Thảo có vẻ ngoài y chang nhưng thành phần hóa học khác hoàn toàn.
Về mặt sinh học, ấu trùng không đóng vai trò trong việc sản sinh các hợp chất hóa học mà bộ gen của nấm Cordyceps sinensis quyết định giúp các nhà công sản xuất công nghiệp có thể tạo nên Đông Trùng Hạ Thảo (Thành phần hóa học giống tự nhiên) với giá vô cùng rẻ mạt (Chỉ vài trăm nghìn/kg). Nếu bạn uống các sản phẩm đông trùng hạ thảo viên nén thì chắc chắn từ loại rẻ tiền này.
Từ ca bệnh nghiêm trọng từ Mỹ dẫn đến lệnh cấm ở Trung Quốc
Năm 2015 - Theo báo cáo y khoa tại Hoa Kỳ một người đàn ông cấp cứu sau 2 ngày buồn nôn, suy nhược và xấu đi nhanh chóng phải đưa vào phòng ICU sau khi uống "Đông trùng hạ thảo" nhãn hiệu "Flower Man Sang Hung" theo khuyến cáo của một bác sĩ lương y Trung Quốc.
Kết luận y khoa do Bão tuyến giáp (Thyroid storm) và kết quả phân tích thảo dược dương tính với levothyroxine, bệnh nhân may mắn thoát khỏi nguy hiểm sau 28 ngày nằm viện (11 ngày đặt nội khí quản).
Kết luận này cảnh báo các sản phẩm NGUỒN GỐC THẢO DƯỢC không an toàn, gây tác dụng phụ và nhiễm bẩn và ĐƯỢC THÔNG BÁO cho phía Y TẾ Trung Quốc.
Dẫn đến 2016 Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Nhà nước (Trung Quốc) kiểm tra loạt sản phẩm viên nén NGUYÊN CHẤT từ Đông Trùng Hạ Thảo chứa hàm lượng Asen (vô cơ) gấp 10 lần cho phép, được tuyên bố gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Trung Quốc (Chưa bao gồm nhiều chất phức tạp khác do hạn chế năng lực phân tích).
Việc này Dẫn tới LỆNH CẤM sử dụng Đông trùng hạ thảo khỏi các sản phẩm chăm sóc sức khỏe thậm chí không thể trộn nguyên liệu thực phẩm thông thường.
Việc này khiến Đông Trùng Hạ Thảo mất giá 40%, qua bao nhiêu lùm xùm, bằng một cách nào đó Đông Trùng Hạ Thảo cuối cùng vẫn được quảng bá rầm rộ ở Việt Nam.
3. Phát hiện kinh ngạc từ Hoa Kỳ... 100% Đông Trùng Hạ Thảo từ Trung Quốc là giả
Như đã đề cập, có đến 350 loài Đông Trùng Hạ Thảo nhưng các nghiên cứu "chứng minh" chỉ có hai dòng Cordyceps sinensic có xuất xứ từ Tây Tạng, Nepal có lợi sức khỏe.
Dù các nghiên cứu này 100% xuất phát từ Trung Quốc thuộc loại nghiên cứu RÁC (Những tuyên bố mơ hồ, thiếu dữ liệu và không đối chứng từ nguồn XUNG ĐỘT LỢI ÍCH không đáng tin cậy) và nỗ lực trồng nhân tạo này dù nghiên cứu từ 1980 vẫn rất khó thành công dẫn đến Đông Trùng Hạ thảo tự nhiên này giá đắt hơn vàng, đến 2-5 tỉ /kg do cạn kiệt.
Các nhà sản xuất thường dùng chủng nấm khác Cordyceps sinensic để tạo ra các Đông Trùng Hạ Thảo, thực chất không chứa HEAA, Cordycepin, adenosine, Hydroxyethyladenosine, deoxynucleosides trong Đông Trùng Hạ Thảo tự nhiên.
Theo Tạp chí quốc tế về nấm dược liệu (International Journal of Medicinal Mushrooms), hầu hết người tiêu dùng Đông trùng hạ thảo tự nhiên đều biết rằng việc người thu gom để chèn các đoạn nhỏ của cành cây hoặc thậm chí các đoạn dây vào thân của sâu bướm để tăng trọng lượng. (Wu TN, Yang KC, et., 1996). Và hầu hết người tiêu dùng viên nang Đông trùng Hạ Thảo ở các nước phương Tây thậm chí không biết những thành phần thực bên trong.
Theo kết quả phân tích một số mẫu viên nang ĐTHT, chúng có chứa không có gì ngoài BỘT GẠO, và các mẫu khác không chứa gì ngoài hạt NHỤC ĐẬU KHẤU.
Trong nỗ lực thiết lập một phương pháp đáng tin cậy để xác định Đông trùng hạ thảo “thật” , các nhà nghiên cứu đã bắt đầu phân tích tất cả các sản phẩm đông trùng hạ thảo nuôi trồng hiện có, cả sản phẩm đóng gói tiêu dùng và các sản phẩm nguyên liệu thô, được trồng bởi gần như tất cả các nhà cung cấp và người trồng trọt thương mại trên toàn thế giới.
Kết quả là, gần như tất cả các loại đông trùng hạ thảo có bán trên thị trường, các sản phẩm có sẵn tại Hoa Kỳ (gần như tất cả đều được nhập khẩu từ Trung Quốc) đều KHÔNG CHỨA phát hiện thành phần ĐTHT nào.
Kết quả thử nghiệm trên sản phẩm sản xuất tại Mỹ, ĐTHT tốt hơn một chút, các nhà nghiên cứu có thể nhận ra dấu hiệu phân tích đặc trưng của ĐTHH nhưng không có mẫu nào của Mỹ có bất kỳ lượng hoạt chất đáng kể đạt tiêu chuẩn nào.
4. Công dụng mơ hồ từ nghiên cứu rác
Các nghiên cứu uy tín về tác dụng của Đông Trùng Hạ Thảo còn hạn chế. |
Rất nhiều sản phẩm được tiêu thụ mạnh, nổi tiếng bắt nguồn từ những chiến lược marketing sai lệch (lừa đảo) thường bắt nguồn từ một ngành có ảnh hưởng (Mỹ phẩm, thực phẩm, dược phẩm) hay từ quốc gia/công ty độc quyền hay chi phối sản phẩm đó.
Đông Trùng Hạ Thảo là một sản phẩm như vậy đến từ Trung Quốc.... nên không ngạc nhiên khi xuất hiện loạt nghiên cứu kém tin cậy như 1 bẫy mồi...
Ngay cả vậy công dụng của nó cũng kém xa công dụng mà các con buôn tích cực quảng cáo.
Trong Thư viện y khoa Hoa Kỳ, có 31 kết quả thử nghiệm lâm sàng, hầu như đều đến từ Trung Quốc không tên tuổi cũng như được trích dẫn trong tài liệu uy tín nào khác (Trong khi đó, Bạc Hà có đến 191 thử nghiệm hầu hết từ tác giả uy tín).
Các công dụng mà các nghiên cứu trên đưa ra là:
- Hỗ trợ điều trị với các bệnh: điều trị thận, điều trị tăng mỡ máu, cải thiện sức bền.
- Tăng sức đề kháng, chống nguy cơ tim mạch...
Ngoài ra, có 4 nghiên cứu về khả năng "Cải thiện sức bền" giúp tăng lực cho các vận động viên thì có đến 3 nghiên cứu từ Trung Quốc cho kết quả rất khả quan.
Tuy nhiên, 1 nghiên cứu còn lại từ nơi uy tín hơn là Trung tâm Nghiên cứu Hiệu suất Con người tại Brigham Young University - Mỹ, kết luận Bổ sung Đông trùng hạ thảo không cải thiện hiệu suất tập luyện.
Qua các phân tích trên chúng ta có thể thây được, Đông Trùng Hạ Thảo thực chất là một loại nấm bình thường không hề có tác dụng. Ngay cả các nghiên cứu của nó cũng có tác dụng hết sức hạn chế, khác hoàn toàn công dụng thần thánh mà các con buôn quảng cáo.
Bài viết dựa trên quan điểm và phân tích của anh H.T - Giám đốc Công ty về International Healthcare Service tại Thái Lan.
Ánh Dương
Tổng hợp