"Quan niệm cho rằng tiền không thể mua được hạnh phúc là không chính xác", Tiến sĩ, giáo sư tâm lý học tại Đại học British Columbia và là tác giả của cuốn sách Happy Money: The Science Of Happier Spending (tạm dịch: Đồng Tiền Hạnh Phúc) Elizabeth Dunn cho biết.
Theo bà, "Tiền hoàn toàn có thể mua được hạnh phúc", bởi rõ ràng là việc trúng số có thể làm bạn hạnh phúc hơn và những lợi ích đó không hoàn toàn biến mất ngay cả sau vài thập kỷ.
Tiền có thể mang lại hạnh phúc ở một số khía cạnh nhất định. |
Quan sát từ thực tế cuộc sống và từ nghiên cứu đều cho thấy rằng khi bạn đang gặp khó khăn về tài chính, việc kiếm được nhiều tiền sẽ dẫn đến sự gia tăng đáng kể về mặt hạnh phúc. Sự căng thẳng đến từ việc thiếu hụt tiền bạc gây ra sự khốn khổ, đồng thời ảnh hướng đến sự khôn ngoan khi đưa ra quyết định nào đó.
Tuy nhiên, trong trường hợp bạn có mức thu nhập ổn định - trên 75.000 USD/năm (tương đương 1,7 tỷ đồng) theo một nghiên cứu trước đây - nó dường như cũng chỉ giúp ích cho một số người và một số khía cạnh nhất định để tạo nên hạnh phúc.
Tất cả những kết quả này đem đến sự hấp dẫn cho việc nghiên cứu khoa học. Nhưng trên thực tế, nó có ý nghĩa gì đối với những người bình thường đang vất vả mỗi ngày để kiếm từng đồng?
Mặc dù những nghiên cứu về mối quan hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc luôn thay đổi liên tục, nhưng ít nhất vẫn có một nghiên cứu gần đây hướng dẫn cho bạn phải làm sao để tối đa hóa hạnh phúc của mình thông qua cách tiêu tiền.
Mua trải nghiệm, không phải hàng hóa
Phần lớn, niềm vui khi mua những thứ mới sẽ nhanh chóng biến mất, nhưng trải nghiệm, vốn là thứ phù du theo bản chất, lại mang đến niềm vui lâu dài, Dunn nói.
"Vì vậy, ý tưởng ở đây là bằng cách mua những thứ như chuyến đi và bữa ăn đặc biệt, chúng ta thực sự có thể có được nhiều hạnh phúc hơn là mua những thứ vật chất, từ ghế sofa cho đến nhà cửa", bà nói.
Với suy nghĩ đó, hãy tránh xa đôi giày thể thao hợp thời trang thứ 12 của bạn và thay vào đó hãy đặt bữa tối tại một nhà hàng đặc biệt.
Hãy biến nó thành một món quà
Một cách để chống lại sự thích nghi với khoái lạc là biến những gì bạn mua trở nên đặc biệt.
“Đừng chỉ mua những thứ bạn thích mọi lúc mà không hề nghĩ đến nó”, Dunn nói. “Thay vào đó, hãy cân nhắc tạm dừng những thứ bạn thích, và điều này sẽ giúp bạn có được nhiều niềm vui hơn từ chúng”.
Dunn đưa ra một ví dụ cá nhân về việc mua sinh tố cải xoăn, “cách đắt đỏ nhất mà bạn có thể tiêu thụ cải xoăn”. Lúc đầu, việc làm như vậy là một niềm vui hiếm hoi của cô. Nhưng trước khi cô nhận ra điều đó, cô bắt đầu mua sinh tố thường xuyên đến mức cô ngừng thưởng thức chúng.
Dunn cho biết việc tạm dừng “uống chúng” đã làm mới lại khả năng đánh giá cao những thức uống này của cô.
Mua thời gian
Khái niệm này là trả tiền cho một dịch vụ để tặng cho bản thân nhiều thời gian hơn, Dunn nói. "Tôi nghĩ cách dễ nhất để làm điều này là xem xét liệu có công việc nào khiến bạn khó chịu, chẳng hạn như một việc gì đó mà bạn ghét phải làm không", cô nói. "Và nếu có, bạn có thể dùng tiền để thoát khỏi nhiệm vụ đó không?"
Chuyên gia cho thấy rằng mua thời gian là một cách tuyệt vời và chưa được sử dụng hết để biến tiền thành hạnh phúc. Vì vậy, hãy thuê người thay vì dành cả buổi chiều thứ Bảy để cọ rửa phòng tắm, cắt cỏ hoặc lắp ráp kệ.
Trả tiền ngay, tiêu dùng sau
Khi chúng ta trả tiền trước và trì hoãn việc tiêu dùng, chúng ta có thể tận hưởng niềm vui như kiểu những gì mình đã mua là miễn phí. Hành động này như một phần thưởng cho bạn, bạn có thể cảm thấy vui vẻ hơn.
Cho đi
Việc chi tiền cho người khác có khả năng làm tăng hạnh phúc của bạn. |
Mua quà cho ai đó, quyên góp tiền cho mục đích mà bạn coi trọng, tặng tiền lẻ cho người vô gia cư,... Tất cả những điều này sẽ khiến bạn cảm thấy hạnh phúc hơn rất nhiều so với việc tiêu tiền vào thứ gì đó cho chính bạn. Dunn khuyên rằng: "Hãy nghĩ đến việc sử dụng tiền theo cách thực sự có thể mang lại lợi ích cho người khác thay vì cho bản thân bạn". Việc chi tiền cho người khác có khả năng làm tăng hạnh phúc của bạn.
Phong Vũ
Theo Người đưa tin