Trang chủ Tra cứu Chuyên đề

Những lầm tưởng tai hại về cảm cúm

4:28 PM | 07/06/2016
Khỏe +

Cảm cúm là căn bệnh cực phổ biến, gần như ai cũng từng trải qua nhưng những lầm tưởng về cảm cúm khiến bệnh tình chúng ta thêm trầm trọng. Hiểu đúng về cảm cúm sẽ giúp bạn phòng tránh hiệu quả chứng bệnh này trong tương lai.

1. Hôn cũng khiến lây cảm cúm

Cảm cúm là một điều lầm tưởng rất phổ biến: bạn sẽ bị cảm cúm nếu hôn một ai đó đang bị cảm cảm. Sự thực là số lượng virus trên môi và trong miệng của người đang ốm không đủ khiến bạn mắc bệnh mà chính màng nhầy trong mũi mới là thủ phạm chứa vi khuẩn cảm cúm - vì thế hôn bằng mũi mới đáng lo ngại.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

2. Tiêm vaccine phòng cảm cúm sẽ dễ mắc bệnh cúm

Đây thực sự là một điều lầm tưởng. Nhiều người tin rằng, chúng ta có thể mắc bệnh cúm từ thuốc tiêm phòng virus cúm. Điều lầm tưởng này xuất phát từ nhận thức sai rằng vaccine phòng cảm cúm có chứa một dạng virus cảm cúm đã bị làm cho yếu đi.

Vaccine thực sự chỉ chứa các thành phần cấu tạo của virus và không phải phiên bản virus hoàn chỉnh. Vì vậy, bạn không thể mắc bệnh cúm nếu tiêm phòng cúm.

3. Cảm cúm là do hệ miễn dịch yếu

Một hệ miễn dịch yếu không làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh cảm cúm. Những người khỏe và không khỏe đều rất nhạy cảm với cảm cúm- điều này đã được chỉ ra trong những nghiên cứu được thực hiện gần đây.

Một điều thú vị là những nghiên cứu đó cũng cho thấy có tới 95% trong số chúng ta nhiễm virus cảm cúm trực tiếp từ màng mũi đã bị nhiễm bệnh của chính mình nhưng chỉ 75% bộc lộ những triệu chứng của bệnh cảm lạnh. Điều này được gọi là nhiễm bệnh có tính chất triệu chứng.

4. Vitamin C có thể trị cảm cúm

Một điều lầm tưởng nữa đó là vitamin C và kẽm giúp chữa bệnh cảm cúm. Mặc dù chúng ta nên bổ sung vitamin và các khoáng chất để tăng sức đề kháng, nhưng chúng không hề có tác dụng tiêu diệt virus cảm cúm. Vì vậy khi bị cảm cúm, tốt hơn hết bạn nên uống thuốc và chờ khỏi bệnh.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

5. Cảm cúm chỉ xuất hiện trong mùa đông

Chúng ta thường cho rằng cảm cúm chỉ xuất hiện trong mùa đông. Nhưng sự thực là chúng lại phổ biến nhất trong mùa Xuân và mùa Thu do virus cảm cúm trở nên linh hoạt hơn trong những mùa này.

6. Cảm cúm là do bị nhiễm lạnh

Hầu hết chúng ta đều được dạy rằng không nên ra ngoài trời nếu tóc đang ướt nếu không sẽ bị cảm cúm. Thực ra thì nhiệt độ cơ thể (hoặc nhiệt độ xung quanh) không hề khiến bạn bị cảm cúm mà bệnh chỉ là do bạn tiếp xúc với virus gây cảm cúm.

Nhiều người tin rằng các triệu chứng cảm cúm như chảy nước mũi, ho… chính là những phản ứng tự nhiên của cơ thể giúp chúng ta khỏi ốm nhanh - vì vậy nhiều người nghĩ không cần uống thuốc cũng khỏi bệnh.

Nhưng sự thực là các triệu chứng trên không những không rút ngắn thời gian bạn bị cảm cúm mà còn khiến bạn dễ lây bệnh sang những người khác - khi bạn hắt hơi hoặc ho. Bạn nên uống thuốc giảm đau và các loại thuốc chữa cảm cúm khác giúp bạn cảm thấy dễ chịu và nhanh khỏi bệnh.

7. Không được uống sữa nếu bị cảm cúm

Nhiều người nghĩ rằng không nên uống sữa trong lúc bị cảm lạnh bởi vì sữa khiến màng nhầy sinh ra nhiều thêm.

Thực ra thì sữa không hề tạo ra màng nhầy - bạn có thể uống bao nhiêu sữa tùy thích và nó không hề có tác dụng đối với bệnh cảm cúm ngoài những tác dụng phổ biến của nó như giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng sức đề kháng để phòng tránh bệnh tật.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

 8. Nhịn ăn sẽ giúp hạ sốt

Nhiều người cho rằng nhịn đói sẽ giúp hạ sốt nhưng điều này hoàn toàn sai. Ăn uống không hề có tác động tiêu cực lên cơ thể khi bạn ốm.

Ngược lại, đồ ăn cung cấp cho cơ thể năng lượng để chống chọi với bệnh tật - vì thế khi ốm, bạn nên ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.

Ở Việt Nam có một món ăn dân gian phổ biến rất tốt trong việc điều trị cảm cảm và cảm cúm đó là món cháo nấu từ gạo tẻ, bỏ thêm hành lá và tía tô.

Lê Nga

Theo tạp chí Sống Khỏe

Tin liên quan

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC