Một nghiên cứu trên tạp chí The Lancet chỉ ra rằng so với một số chỉ số hoạt động khác, số bước đi có mối tương quan mạnh nhất với các chỉ số về thể chất và đi thêm vài bước mỗi ngày có lợi cho sức khỏe hơn là ngồi lâu.
Thói quen và hành vi ít vận động không chỉ dẫn đến béo phì mà còn làm tăng nguy cơ ung thư, tiểu đường, tim mạch, loãng xương, gan nhiễm mỡ, bệnh thận, cục máu đông và tử vong. Tuy nhiên, "lười biếng" thích hợp cũng góp phần kéo dài tuổi thọ.
Vì sao lười biếng "đúng cách" giúp sống lâu hơn?
Lười biếng đúng cách là khái niệm để chỉ một số hành động kiểu do lười vận động, không nhanh nhẹn nhưng nhiều khi lại vô tình đem lại hiệu quả khác.
1. Tắm nắng
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thích hợp có tác dụng thúc đẩy sự hấp thụ và tổng hợp canxi cùng như cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể. Những người lười biếng và ít vận động thường hay vô tình để bản thân tiếp xúc ánh nắng nhiều hơn vì sự di chuyển chậm chạp của họ.
2. Chợp mắt 20 phút vào buổi trưa
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những giấc ngủ ngắn đúng cách sẽ tốt cho sức khỏe tim mạch và cải thiện hiệu quả công việc. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người ngủ trưa nhiều hơn 3 lần một tuần và ít hơn 30 phút mỗi lần có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn 37%.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những giấc ngủ ngắn đúng cách sẽ tốt cho sức khỏe tim mạch và cải thiện hiệu quả công việc. |
4 sai lầm cần tránh để người trung niên và cao tuổi tập thể dục đúng cách
Người cao tuổi cũng nên tập thể dục đúng cách, nhưng tập thể dục phải tránh những hiểu lầm sau đây.
Theo Tạp chí Mayo Clinic, những người đi bộ nhanh sống lâu hơn 15-20 năm so với những người đi bộ chậm. Một nghiên cứu của Trường Y Harvard cho thấy người già đi bộ 7.500 bước mỗi ngày là thích hợp nhất để kéo dài tuổi thọ.
Khuyến cáo người cao tuổi nên tránh những sai lầm này trong vận động hàng ngày.
1. Chạy
Chạy tuy là một cách rèn luyện sức khỏe tốt nhưng bạn nên chú ý kiểm soát thời gian và cường độ, không nên chạy trong thời gian dài, không chạy với tốc độ quá nhanh đồng thời phải bảo vệ khớp gối.
2. Tập luyện cường độ cao
Đối với người cao tuổi, tập thể dục với cường độ cao sẽ dẫn đến tăng nhịp tim, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim và thiếu oxy nên không nên tập luyện cường độ cao.
3. Thực hiện động tác gập bụng
Hầu hết những người ở độ tuổi trung niên và cao tuổi đều gặp một số vấn đề nhất định về cột sống thắt lưng và cột sống cổ. Tư thế ngồi lên có thể làm tổn thương sâu hơn, dẫn đến tổn thương đĩa đệm nghiêm trọng hơn ở người cao tuổi, đồng thời có nguy cơ dẫn đến tăng huyết áp và tai nạn.
Hầu hết những người ở độ tuổi trung niên và cao tuổi đều gặp một số vấn đề nhất định về cột sống thắt lưng và cột sống cổ. |
4. Leo núi và leo cầu thang dài ngày
Trong quá trình leo núi, leo cầu thang, áp lực lên khớp gối sẽ tăng lên, thậm chí gây tổn thương khớp gối. Vì vậy, không nên leo núi, leo cầu thang trong thời gian dài.
Người cao tuổi vẫn cần vận động hợp lý. Rốt cuộc, thậm chí đi bộ thêm vài bước vẫn tốt hơn là ngồi. Tất nhiên, họ thường có thể lười biếng, phơi nắng và ngủ trưa. Người cao tuổi nên kiểm soát cường độ và thời gian tập luyện để kéo dài tuổi thọ.
Xem thêm: Thói quen ăn uống tốt nhất giúp giảm nguy cơ đột quỵ
Thanh Thanh
Theo Người đưa tin