Theo các chuyên gia trong Hiệp hội chẩn đoán và điều trị các loại bệnh bàn chân (SCP) của Mỹ, những người đi giày cao gót, đặc biệt là nhóm đi giày siêu cao gót thường mắc các triệu chứng như:
1. Xuất hiện lồi cục bộ ở gót chân
Đối với giày cao gót nếu đi lâu thường phát sinh các khối u gây đau nhức thường gọi là “cục lồi chân”. Áp lực làm cho bàn chân phồng rộp, sưng tấy, viêm túi thừa, đau nhức gót chân, khiến xương vĩnh viễn bị lồi lõm. Tốt nhất chị em nên thay giày đế thấp, nếu đau nên chườm đá, điều trị chỉnh hình, đệm gót chân.
![]() |
Đối với giày cao gót nếu đi lâu thường phát sinh các khối u gây đau nhức thường gọi là “cục lồi chân”. |
Xem thêm: 4 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư ruột kết ở người trẻ tuổi
2. Biến dạng tư thế đứng
Giày cao gót tạo một trọng lực cực lớn xuống bàn chân, tác động lên cấu trúc xương của bàn chân. Áp lực kéo dài sẽ gây viêm xương hoặc các dây thần kinh quanh bàn chân, làm vỡ mao mạch và biến dạng thế đứng. Theo SCP, nên thay bằng giày đế thấp, không quá cao (dưới 5 cm) và không nên đi quá lâu.
3. Bong gân mắt cá chân
Hiện tượng này xảy ra khi bàn chân bị trật ra khỏi giày làm cho dây chằng cổ chân bị giãn và cong vênh, nếu nặng có thể làm rách dây chằng. Nếu tình trạng này xảy ra, bạn nên bó băng cố định và áp dụng các giải pháp vật lý trị liệu và điều trị vết thương càng sớm càng tốt để ngăn ngừa biến chứng viêm khớp dạng thấp mãn tính.
4. Đi khập khiễng
Tình trạng này thường xảy ra ở nhóm sử dụng giày mũi nhọn. Nguyên nhân là do trọng lượng cơ thể dồn về phía trước làm bó hẹp chân, khiến chân đi khập khiễng, đi lắc lư, dễ bị vấp ngã. Nên thay thế bằng một đôi giày đế bằng, thấp
5. Biến dạng ngón chân
Phần lớn những đôi giày cao gót thường được thiết kế trọng lượng cơ thể dồn quá nhiều vào mũi, khiến các ngón chân chụm vào nhau. Tình trạng này lâu ngày sẽ khiến ngón chân bị biến dạng như cong lên, khoằm xuống, khớp trở nên đau nhức, chai cứng.
Giải pháp nếu nặng có thể phải can thiệp bằng phẫu thuật và nên thay thế ngay bằng những loại giày gót thấp, có độ rộng hợp lý.
6. Chấn thương đầu gối, căng cơ
Theo nghiên cứu, có tới 25% người đi giày cao gót với thời gian dài các dây chằng đầu gối dễ bị tổn thương và dẫn đến viêm khớp, bệnh thấp khớp do áp lực cơ thể đè lên làm tổn thương cục bộ và ở bàn chân gây ra.
Ngoài ra, nó còn gây căng cơ, đau đầu gối và đau lưng. Đặc biệt, nếu lạm dụng còn làm tổn thương gân Asin (Achilles), đây là hệ thống gân quan trọng giúp duy trì thăng bằng tư thế khi vận động, nếu tổn thương sẽ ảnh hưởng đến việc đi lại, đặc biệt là hiện tượng căng và viêm, rất khó phục hồi.
7. Ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản
Giày cao gót đặc biệt nguy hiểm với những người bị phù mắt cá chân, do quá trình lưu thông máu ở bàn chân bị cản trở. Đặc biệt đối với những đôi giày có gót cao và mỏng hơn sẽ mang lại nguy cơ rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, mãn kinh sớm, hình thành u nang, xuất hiện các triệu chứng huyết khối và nguy cơ sảy thai.
8. Đau đầu gối
Là bộ phận giảm xóc quan trọng, đầu gối có công dụng giúp cơ thể đi lại uyển chuyển. Gót giày cao làm gia tăng áp lực lên bề mặt trong đầu gối, và các cơ đầu gối phải hoạt động nhiều hơn. Nếu tình trạng này kéo dài, chị em có thể bị viêm khớp gối.
![]() |
Gót giày cao làm gia tăng áp lực lên bề mặt trong đầu gối, và các cơ đầu gối phải hoạt động nhiều hơn. |
9. Đau lưng
Các nghiên cứu đã chứng minh, những đôi giày có gót cao hơn 3,3cm khiến chủ nhân có nguy cơ đối mặt với tình trạng cơ lưng, cơ eo, hệ dây chằng, đều bị dãn ra, dẫn đến đau lưng mãn tính.
Điều này là bởi, khi đi giày cao sẽ khiến trọng lượng cơ thể bị dồn về phía trước, kéo theo bụng và lưng cũng chúi về trước. Để giữ thăng bằng, ngực và thắt lưng phải ngã ra sau. Khi đó, bụng lại ưỡn ra trước, các cơ bắp lại phải kéo mạnh để giữ cơ thể được thằng.
Bên cạnh đó, đi trên đôi giày cao khiến xương sống bị lắc lư liên tục, không ổn định, dẫn đến cơ lưng phải hoạt động nhiều hơn.
Xem thêm video WHO tiết lộ 8 thực phẩm gây ung thư hàng đầu: Toàn món khoái khẩu của người Việt:
Ánh Dương
Theo Người đưa tin