Trang chủ Tra cứu Chuyên đề

Để không mắc bệnh nặng, đừng làm mấy việc này, nhiều người than khó nhất là điều số 1

8:00 PM | 12/05/2023
Khỏe +

Cơ thể khỏe mạnh ít bệnh tật là điều ai cũng mong muốn. Thực tế, những người ít khi ốm đau thường có một vài điểm chung.

1. Không tức giận

Rất nhiều bệnh tật đều liên quan đến nóng giận, không giận thì không bệnh. Khi tức giận, lưu lượng máu trong tim tăng gấp đôi so với bình thường, sức co bóp của tim mạnh hơn, tim đập nhanh hơn, lượng máu dồn về tim nhiều gây rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim, tức ngực, đánh trống ngực. Tức giận cũng là nguyên nhân chính gây đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim.

De khong mac benh nang, dung lam may viec nay, nhieu nguoi than kho nhat la dieu so 1
Rất nhiều bệnh tật đều liên quan đến nóng giận, không giận thì không bệnh.

90% bệnh liên quan đến căng thẳng tinh thần. Chỉ cần kiểm soát tốt cảm xúc của mình, chúng ta sẽ ít ốm đau và bệnh tật về sau. Vì vậy, nếu bạn không tức giận, bạn sẽ ít bị bệnh hơn.

Hãy học cách có một thái độ tốt, cố gắng bớt giận dữ và để bản thân được ở trong một môi trường sống thoải mái và dễ chịu.

2. Không quá buồn

Buồn bã là một cảm xúc phổ biến, nhưng nếu buồn quá lâu, bạn sẽ bị ốm và ảnh hưởng đến sức khỏe. Buồn bã quá mức có nguy cơ cao dẫn đến Hội chứng trái tim tan vỡ, và trong những trường hợp nghiêm trọng, nó có thể gây tử vong.

Thông thường sau khi xảy ra một biến cố lớn, người bệnh bị kích thích mạnh về mặt cảm xúc sinh ra buồn bã, tức giận tột độ, trong một khoảng thời gian nhất định có thể bị đau ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể như nhức đầu, chóng mặt, khô họng, khó tiêu, đau cơ bắp,…

Cùng với đó là các triệu chứng như suy nhược, tức ngực và ngạt thở, trường hợp nặng có thể gây hoại tử cơ tim, suy tim, sốc tim, rung tâm thất, thậm chí đột tử.

De khong mac benh nang, dung lam may viec nay, nhieu nguoi than kho nhat la dieu so 1
Buồn bã là một cảm xúc phổ biến, nhưng nếu buồn quá lâu, bạn sẽ bị ốm và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Xem thêm: Bé 4 tuổi viêm màng não sau khi đi siêu thị, cả nhà ngã ngửa khi biết nguyên nhân thực sự

3. Không thức khuya

Thức khuya cực kỳ có hại cho sức khỏe. Vào tháng 10 năm 2017, giải Nobel Sinh lý học và Y học đã được trao cho ba nhà khoa học Mỹ để ghi nhận những thành tựu của họ trong việc nghiên cứu cơ chế hoạt động của đồng hồ sinh học.

Đồng hồ sinh học điều chỉnh các chức năng quan trọng của cơ thể con người, chẳng hạn như hành vi, nồng độ hormone, giấc ngủ, nhiệt độ cơ thể và sự trao đổi chất...

Kết quả nghiên cứu đạt giải Nobel này nhắc nhở chúng ta: khi lối sống luôn đi ngược lại với đồng hồ sinh học nội tại, nguy cơ mắc các bệnh khác nhau sẽ tăng lên.

Thức khuya dẫn đến rối loạn nồng độ hormone nội tiết, chuyển hóa tế bào bất thường và làm tăng nguy cơ ung thư.

4. Không ăn uống bừa bãi

Nhiều người thường ăn uống bừa bãi, ăn không đúng giờ, chế độ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều muối… Tuy nhiên, điều đau lòng là chế độ ăn uống không hợp lý lại là yếu tố quan trọng nhất dẫn đến nhiều bệnh tật và tử vong.

Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Gastroenterology vào tháng 8 năm 2021, các nhà khoa học từ Khoa Dinh dưỡng của Trường Y tế Công cộng Harvard T.H. Chan đã điều tra dữ liệu theo dõi của hơn 27.000 người Trung Quốc từ năm 1991 đến năm 2011, đồng thời phân tích tác động của chế độ ăn uống và lối sống.

Theo đó, 5 yếu tố nguy cơ chính gây ung thư đường tiêu hóa đã được tìm thấy: hút thuốc, ăn quá nhiều thịt đỏ, ăn không đủ trái cây và rau quả, béo phì và uống rượu. Như vậy, hơn một nửa trong số 5 yếu tố trên có liên quan đến ăn uống.

5. Không làm việc quá sức

Cuộc sống xã hội ngày nay có nhịp độ nhanh và một số người làm việc nhiều ngày không nghỉ. Tuy nhiên, cơ thể con người giống như một chiếc lò xo, làm việc quá sức sẽ trực tiếp dẫn đến khả năng miễn dịch chống lại bệnh tật của cơ thể suy giảm nhanh chóng.

Chỉ có năm bước để đi từ mệt mỏi đến ốm yếu: mệt mỏi nhẹ → cơ thể nặng nề → kiệt sức → ốm yếu → bệnh nặng. Hãy chú ý đến sự kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi hợp lý ngoài công việc. Hãy nghỉ ngơi ngay lập tức, đặc biệt nếu bạn cảm thấy mệt mỏi.

6. Hoạt động thể chất thường xuyên

Tăng cường hoạt động thể chất đúng cách và duy trì cơ thể khỏe mạnh có tác dụng phòng ngừa nhiều bệnh tật.

Một nghiên cứu trên tạp chí Sports and Sports Medicine and Science chỉ ra rằng tập thể dục không chỉ cải thiện sức khỏe tổng thể mà còn giải phóng vũ khí bí mật làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư.

Lượng myokine sau khi tập luyện có khả năng ức chế sự phát triển của khối u, mang lại môi trường ức chế ung thư trong cơ thể.

De khong mac benh nang, dung lam may viec nay, nhieu nguoi than kho nhat la dieu so 1
Tăng cường hoạt động thể chất đúng cách và duy trì cơ thể khỏe mạnh có tác dụng phòng ngừa nhiều bệnh tật.

Xem thêm: 4 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư ruột kết ở người trẻ tuổi

7. Chú trọng kiểm tra sức khỏe định kỳ

Một số người cho rằng việc khám sức khỏe định kỳ không có ý nghĩa gì nhiều và chỉ được thực hiện khi cần kiểm tra các bệnh cụ thể. Và khám sức khỏe định kỳ là vô ích. Nhưng thực tế thì không phải vậy.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa hàng đầu JAMA đã xem xét 32 nghiên cứu chất lượng cao trong 60 năm qua và chỉ ra rằng khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện và kiểm soát tốt hơn các bệnh mãn tính, thúc đẩy thay đổi lối sống, tiêm phòng và sàng lọc ung thư, đồng thời cải thiện sức khỏe.

Vì vậy, ngay cả việc kiểm tra định kỳ cũng rất hiệu quả trong việc phát hiện bệnh sớm. Nhiều người chỉ đi khám khi có vấn đề xảy ra, lúc đó có thể đã quá muộn.

Xem thêm: “1 món ăn, 2 món uống, 3 thứ nên làm” giúp các chị em thoát khỏi ác mộng lão hoá

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Tin liên quan

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC