Hàm lượng đường của vải chín từ 14% đến 18%, mặc dù không đặc biệt cao so với nho hay, chuối,… nhưng độ ngọt đặc biệt nổi bật do ít axit.
Hơn nữa, sự kết hợp của đường fructose và glucose tạo ra vị ngọt sảng khoái, cùng với hương thơm độc đáo của vải thiều khiến hương vị của nó trở nên đặc biệt quyến rũ.
Tuy nhiên, theo các khuyến nghị về chế độ ăn uống người lớn nên ăn 200-350 gram trái cây mỗi ngày. Tính trên 20 gam một quả vải thì tương đương khoảng 10-17 quả mỗi ngày là đủ.
Cẩn thận phòng tránh bệnh vải thiều
Bệnh vải thiều thực chất là một loại hạ đường huyết. Ăn nhiều vải thiều dẫn đến hạ đường huyết.
Một nghiên cứu đăng trên tạp chí y khoa Lancet năm 2017 đã giải thích rõ ràng nguyên nhân vải thiều gây hạ đường huyết là do vải có chứa hai loại độc tố làm hạ đường huyết là α-methylenecyclopropyl glycine và Hypoglycine A.
Bệnh vải thiều thực chất là một loại hạ đường huyết. |
Hai độc tố này là vũ khí bí mật độc nhất vô nhị của họ nhà quả vải, không chỉ gây hạ đường huyết mà còn ngăn chặn con đường gluconeogenesis (quá trình chuyển hóa các chất không phải đường thành glucose) mà cơ thể con người duy trì đường huyết ổn định.
Nó cũng làm giảm khả năng cơ thể phân hủy chất béo để cung cấp năng lượng, khiến cơ thể cảm thấy yếu và chóng mặt. Trong những trường hợp nghiêm trọng, nó có thể gây ra những tổn thương không thể phục hồi cho não.
Những chất độc này sẽ không tích tụ và sẽ được cơ thể chuyển hóa sau một thời gian. Sau khi ăn vải thiều, chỉ cần bạn ăn uống bình thường và kịp thời hấp thụ carbohydrate trong lương thực chính như cơm, bánh mì là có thể tránh được phản ứng hạ đường huyết một cách hiệu quả. Do đó, đừng bỏ qua một bữa ăn chỉ vì nạp nhiều đường sau khi ăn vải.
Những người nên hạn chế ăn vải
1. Người máu nóng
Vải vốn nổi tiếng là loại quả có tính nóng vì thế khi ăn nhiều vải sẽ gây ra cảm giác nóng nực, khó chịu, nhiệt miệng. Khi cơ thể bị nóng trong, ăn vải thiều sẽ khiến mụn hay những vết ban đỏ xuất hiện, thậm chí sẽ dẫn tới các phản ứng xấu như tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, chân tay bủn rủn.
Bên cạnh đó, những người có các bệnh dễ nhiễm cảm, người mắc bệnh có đờm, thủy đậu, chắp lẹo ở mắt… cũng nên hạn chế tối đa ăn vải. Những người bình thường cũng không nên ăn quá nhiều vải cùng một lúc.
2. Người thừa cân
Quả vải mọng nước, có vị ngọt, giải khát tốt trong mùa hè nên đây là lựa chọn của rất nhiều người. Do những người thừa cân thường có xu hướng ăn nhiều, mà quả vải lại rất dễ ăn nên họ khó có thể kiểm soát được lượng đường đưa vào cơ thể. Vì vậy, nếu muốn giảm cân thì bạn không nên ăn nhiều vãi.
Quả vải mọng nước, có vị ngọt, giải khát tốt trong mùa hè nên đây là lựa chọn của rất nhiều người. |
3. Người bị tiểu đường
Vải không phải là một loại quả được khuyến khích cho người tiểu đường sử dụng. Bởi vì, trong quả vải chứa lượng đường rất cao. Vì vậy, người bệnh tiểu đường ăn vải sẽ khiến gan không chuyển hóa hết được frucotose làm lượng đường trong máu tăng cao bất thường, ảnh hưởng trực tiếp đến những người mắc bệnh tiểu đường.
4. Trẻ em
Vải là một loại quả khá dễ ăn, lại có tác dụng chữa nhiều bệnh. Thế nhưng, nếu ăn quá nhiều vài cùng lúc, có thể gây nóng, rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể, gây hiện tượng dị ứng.
Đặc biệt, đối với trẻ em hệ tiêu hóa còn yếu, không nên cho bé ăn quá nhiều vải khiến bé bị bệnh. Mỗi lần chỉ nên cho bé ăn khoảng 100g vải tươi (khoảng 5 - 6 quả).
5. Phụ nữ có thai
Phụ nữ có thai thường rất dễ mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt những người đã có tiền sử bị tiểu đường hoặc thừa cân. Lượng đường trong vải rất cao vì vậy thai phụ nên ăn với số lượng ít. Ngoài ra, quả vải còn có tính nóng nên dễ gây nóng gan, đau rát lưỡi họng, thậm chí là gây buồn nôn, nôn…
Nhớ ăn vải trước khi ăn các loại lương thực chính như cơm, đồng thời khống chế lượng vải ăn vào. Mỗi ngày nên ăn tối đa 8 đến 10 quả vải, đồng thời uống nhiều nước.
Xem thêm video Người bị huyết áp thấp nên ăn gì, kiêng gì?:
Thanh Thanh
Theo Người đưa tin