Trang chủ Tra cứu Chuyên đề

Các nàng chớ quên, chủ động chăm sóc "Cổ" cũng là một cách yêu thương bản thân

10:30 AM | 24/01/2024
Khỏe +

Cổ tử cung (thường được gọi với “nickname” là “Cổ”) là cơ quan chịu trách nhiệm cho sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng của phái nữ. Với tầm quan trọng như vậy, việc chủ động chăm sóc “Cổ” là điều mà bất kỳ chị em nào cũng nên làm.

Chị em có biết, yêu thương và chăm sóc bản thân không chỉ dừng lại ở việc trau chuốt cho ngoại hình hay tóc tai, mà còn là ở những khía cạnh khác như chăm sóc sức khỏe thể chất, tinh thần của chính mình. Nhưng đa phần các chị em chỉ mới thực hiện được vế đầu tiên, chứ chưa hoàn toàn chú ý đến khía cạnh sức khỏe - đặc biệt là chưa có sự quan tâm đến “Cổ”, một “người chị em thân thiết” và cũng là gốc rễ cho sức khỏe tổng thể lẫn khả năng sinh sản của phái nữ.

Bằng chứng thông qua một kết quả khảo sát cho thấy, đang có đến hơn 44% chị em chưa thật sự hiểu, cũng như gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn thông tin chính xác, khoa học về sức khỏe sinh sản và phương pháp điều trị các bệnh liên quan. Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân chính khiến cho tỷ lệ mắc các bệnh lý phụ khoa nói chung và bệnh về cổ tử cung - hay phổ biến hơn là ung thư cổ tử cung nói riêng tại nước ta đang nằm trong mức báo động.

Cac nang cho quen, chu dong cham soc

Theo báo cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 4.132 ca mắc mới và năm 2020 đã có 2.223 phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung (Ảnh: Shutterstock)

“Cổ” luôn im lặng khi bị virus HPV tấn công

Virus HPV được xem là nguyên nhân chính gây ra hơn 99% trường hợp ung thư cổ tử cung. Theo các chuyên gia y tế, virus HPV hiện đang có đến 150 chủng khác nhau, lọc ra được 14 chủng nguy cơ cao và là nguyên nhân của hầu hết các bệnh có liên quan đến cổ tử cung. Trong 14 chủng nguy cơ cao này, có chủng 16 và 18 là nguy hiểm nhất - vì nó chiếm đến 70% trong tổng số ca “ung thư cổ tử cung do virus HPV gây ra”.

Thực tế, “Cổ” nào cũng có khả năng mắc bệnh tại một thời điểm nào đó trong đời, nhưng đa phần sẽ rơi vào nhóm người trưởng thành đã có trải qua quan hệ tình dục. Thông thường, virus HPV sẽ tự động được đào thải với những người có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Tuy nhiên, có rất nhiều lý do để “Cổ” tái nhiễm HPV như quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung đồ cá nhân với người nhiễm bệnh,... hoặc đơn giản là do rào cản miễn dịch lỏng lẻo khiến các mầm mống của virus HPV luôn đeo bám “Cổ” dai dẳng và tạo ra tình trạng tái nhiễm HPV nhiều lần.

Nhưng điều đáng lo nhất đó là khi bị nhiễm HPV, "Cổ" lại chẳng hề thể hiện bất kỳ dấu hiệu nào để cảnh báo cho các chị em biết nhằm điều trị triệt để. Và cũng chính sự kín tiếng này của "Cổ" đã khiến nhiều chị em lầm tưởng là mình không mắc bệnh và dần trở nên chủ quan trong việc phòng bệnh. Từ việc “Cổ” im lặng khi mắc bệnh, cộng với việc bỏ bê sức khỏe của “Cổ” trong thời gian dài của nhiều chị em sẽ dễ dẫn đến sự phát triển bất thường của tế bào cổ tử cung.

Cac nang cho quen, chu dong cham soc

Các chị em hoàn toàn có thể bị mắc bệnh mà không hay biết, do “Cổ” thường không lên tiếng mỗi khi bị virus HPV tấn công (Ảnh: Shutterstock)

Một điều đáng lo khác là thường mất nhiều năm, thậm chí là 10 năm kể từ lúc nhiễm HPV, "Cổ" mới xuất hiện các triệu chứng bất thường để đánh tiếng báo động và thôi thúc chị em đi thăm khám. Khi đó, tỷ lệ cao là các tế bào ung thư đã phát triển mạnh mẽ khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong điều trị.

Chưa kể, cũng có nhiều trường hợp các chị em có nhận thức rõ ràng về “kẻ đeo bám nguy hiểm” HPV nhưng hành động bảo vệ “Cổ” chỉ dừng lại ở mức tiêm phòng vaccine, chứ chưa có thói quen chủ động đi xét nghiệm sàng lọc định kỳ. Cụ thể, dựa trên số liệu từ HPV Information Centre, chỉ có khoảng 17% phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi từ 25 - 65 từng tiến hành khám sàng lọc HPV trong 3 năm qua. Nhiều người trong số họ bày tỏ sự ngại ngùng, tâm lý sợ đau hay những nỗi lo về chi phí và thời gian khi nói đến biện pháp này.

Vì muốn đẩy lùi virus HPV, "Cổ" đã lên chiến dịch "Để Cổ nói" ở khắp nơi trên mạng xã hội - với hy vọng chị em sẽ lắng nghe và chủ động đề cao công tác chăm sóc sức khỏe cổ tử cung hơn.

Cac nang cho quen, chu dong cham soc

Rất nhanh chóng, những lời bộc bạch của cổ tử cung thu hút sự tò mò của cư dân mạng và nhận về nhiều sự bàn luận, quan tâm (Ảnh: Roche)

Chủ động xét nghiệm sàng lọc HPV định kỳ là cách giúp “Cổ” luôn khỏe mạnh

Theo các chuyên gia y tế, định kỳ xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung và chọn phương pháp sàng lọc tối ưu là phương án hợp lý để phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Hai loại xét nghiệm phổ biến hiện nay là xét nghiệm HPV và xét nghiệm PAP đều được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng. Đặc biệt, phụ nữ từ 25 - 60 tuổi được khuyến khích thực hiện xét nghiệm HPV mỗi 3 năm một lần để xác định sự hiện diện của 14 chủng virus HPV có nguy cơ cao dẫn đến ung thư cổ tử cung.

Cac nang cho quen, chu dong cham soc

Hiện nay, các bước sàng lọc, xét nghiệm HPV đã trở nên đơn giản hơn, cùng với mức chi phí hoàn toàn hợp lý. Thậm chí các chị em có thể tự lấy mẫu tại nhà thông qua vài bước đơn giản, khi thực hiện xong, chị em chỉ cần gửi mẫu cho nhân viên lấy mẫu là được (Ảnh: Roche)

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng các chị em nếu không được điều trị kịp thời. Nếu muốn hạn chế mọi nguy cơ mắc bệnh, các chị em cần quan tâm, chăm sóc đến “Cổ” hơn bằng các tiêm phòng vaccine đầy đủ, đồng thời nên tiến hành sàng lọc, xét nghiệm định kỳ theo khuyến cáo của Bộ Y tế nhé.

"Để Cổ nói" là một chiến dịch truyền thông nhằm tăng nhận thức về tầm quan trọng của xét nghiệm sàng lọc định kỳ HPV giúp phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung. Chương trình được thực hiện bởi Trung tâm Vì sự phát triển Phụ nữ Bắc Trung Bộ, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Phụ sản Việt Nam (VAGO) với sự đồng hành của Roche Việt Nam. Tìm hiểu thêm về chiến dịch tại đây.

Tin liên quan

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC