Nếu buổi tối khi ngủ trên người đổ nhiều mồ hôi, rất có thể trong cơ thể có vấn đề gì đó. Vì vậy, bạn cần chú ý.
1. Suy thận
Suy thận có liên quan đến dương khí trong cơ thể không đủ, một khi dương khí không đủ thì sức khỏe của cơ thể sẽ sa sút, ban đêm dễ đổ mồ hôi. Tuy nhiên, kiểu đổ mồ hôi này thường không có cảm giác nóng mà khá lạnh. Trong ngày, bạn vẫn có thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức và trông kém sắc.
2. Tiểu đường
Nếu người bị tiểu đường uống thuốc hạ đường huyết trước khi đi ngủ, khi đó các loại thuốc hạ đường huyết này sẽ hoạt động vào ban đêm khiến lượng đường trong máu giảm xuống.
Cơ chế điều hòa đường huyết bị cản trở và đường huyết hạ xuống quá cao hoặc quá thấp, cơ thể sẽ xuất hiện những biểu hiện bất thường, biểu hiện là đổ mồ hôi nhiều. |
Một khi cơ chế điều hòa đường huyết bị cản trở và đường huyết hạ xuống quá cao hoặc quá thấp, cơ thể sẽ xuất hiện những biểu hiện bất thường, biểu hiện là đổ mồ hôi nhiều.
3. Thiếu các nguyên tố vi lượng
Nếu bị thiếu hụt trầm trọng một số nguyên tố vi lượng cũng sẽ khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi. Loại đổ mồ hôi này là nguyên phát, nếu bị như vậy trong thời gian dài cần đi khám để kiểm tra tình trạng thiếu các nguyên tố và bổ sung kịp thời cho phù hợp.
4. Suy giảm nội tiết tố
Khi một số phụ nữ bước qua độ tuổi 45 - 55, nồng độ hormone trong cơ thể sẽ dần suy giảm, sau đó bước vào thời kỳ mãn kinh, từ đó gây ra hàng loạt biểu hiện bất thường trong cơ thể như cảm xúc bất ổn, mất ngủ, đổ mồ hôi đêm… Trong số đó, đổ mồ hôi ban đêm, lưng sẽ ra nhiều mồ hôi vào ban đêm, trên mặt sẽ có những cơn bốc hỏa.
5. Yếu tố tinh thần
Nếu như ban ngày áp lực công việc, gia đình quá lớn khiến tinh thần căng thẳng, suy sụp thì ban đêm, bạn lại đổ mồ hôi đầm đìa khi ngủ. Thậm chí có người còn xuất hiện triệu chứng trầm cảm, dẫn đến ác mộng về đêm, mất ngủ, đổ mồ hôi nhiều hơn.
Nếu như ban ngày áp lực công việc, gia đình quá lớn khiến tinh thần căng thẳng, suy sụp thì ban đêm, bạn lại đổ mồ hôi đầm đìa khi ngủ. |
Ngoài việc đổ mồ hôi ban đêm do các vấn đề về thể chất, các yếu tố bên ngoài như chăn quá dày, nhiệt độ cao cũng khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi. Loại đổ mồ hôi này là một phản ứng bình thường của cơ thể và không có gì đáng lo ngại.
Đổ mồ hôi nhiều về đêm có rất nhiều nguyên nhân và các phương pháp cải thiện các nguyên nhân cũng khác nhau. Nếu là do lượng đường trong máu bất thường gây ra, thì cần phải kiểm soát lượng đường trong máu và điều chỉnh nó từ ba khía cạnh: chế độ ăn uống, tập thể dục và thuốc men.
Nếu là do căng thẳng tinh thần thì bạn cần học cách tự điều chỉnh cảm xúc và giải tỏa căng thẳng. Nếu là do mãn kinh gây ra thì cần phải có thái độ tốt, vận động điều độ, bổ sung dinh dưỡng, thúc đẩy cơ thể cân đối.
Nếu là do thận hư thì cần điều trị bằng các bài thuốc cải thiện, đồng thời nên hình thành thói quen tốt, không nên quan hệ quá thường xuyên và thức khuya.
Nếu cơ thể bị đổ mồ hôi kéo dài vào ban đêm, bạn nên đi khám để xác định được nguyên nhân và kịp thời điều trị. Ngoài ra, mỗi người cần thường xuyên làm việc, nghỉ ngơi điều độ và điều chỉnh chế độ ăn uống.
Xem thêm: Dân công sở phải bỏ túi ngay mấy mẹo này để giữ vẻ ngoài luôn rạng ngời
Ánh Dương
Theo Người đưa tin