Trang chủ Tra cứu Chuyên đề

Bé gái 11 tuổi tử vong vì cúm gia cầm ở Campuchia, viện Pasteur ra công văn khẩn

10:00 AM | 26/02/2023
Khỏe +

Ngày 24 tháng 2, Bác sĩ Nguyễn Vũ Thượng, Phó Viện trưởng, Viện Pasteur TPHCM đã ký văn bản khẩn gửi giám đốc Sở Y tế 20 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam về việc tăng cường giám sát viêm phổi nặng do virus sau khi bé gái 11 tuổi chết vì cúm gia cầm ở Campuchia.

Trước đó truyền thông Campuchia dẫn lời Bộ trưởng Y tế Mam Bunheng cho biết, cô gái trẻ ở tỉnh Prey Veng của Campuchia đã chết vì nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 hôm 22 tháng 2. Bộ trưởng Mam Bunheng cho biết đây là trường hợp nhiễm chủng H5N1 đầu tiên được biết đến ở người kể từ năm 2014.

Một bé gái 11 tuổi bị sốt cao và ho vào ngày 16 tháng 2, theo một tuyên bố chính thức. Tình trạng của cô bé xấu đi vào ngày 22 tháng 2 và cô bé đã được chuyển đến bệnh viện nhi đồng quốc gia ở Phnom Penh để điều trị nhưng không qua khỏi vì bạo bệnh.

Be gai 11 tuoi tu vong vi cum gia cam o Campuchia, vien Pasteur ra cong van khan
Một bé gái 11 tuổi bị sốt cao và ho vào ngày 16 tháng 2, theo một tuyên bố chính thức.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), cúm gia cầm hoặc nhiễm cúm gia cầm ở người là một trường hợp hiếm gặp, tuy nhiên, nhiễm trùng ở người có thể xảy ra khi virus xâm nhập vào mắt, mũi hoặc miệng của một người hoặc do hít phải.

Điều này có thể xảy ra khi virus ở trong không khí (trong các giọt nhỏ hoặc có thể là bụi) và một người hít phải virus đó, hoặc có thể khi một người chạm vào thứ gì đó có virus rồi chạm vào miệng, mắt hoặc mũi của mình.

Các dấu hiệu phổ biến của nhiễm trùng cúm gia cầm là đỏ mắt hoặc viêm kết mạc, sốt cao, ho, đau họng, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, đau nhức cơ hoặc cơ thể, nhức đầu, mệt mỏi và thở gấp hoặc khó thở.

Theo các báo cáo, cha của cô gái và 11 người khác cũng đã xét nghiệm dương tính với H5N1.

Cúm gia cầm là gì?

Cúm gia cầm (avian influenza hay bird flu) gây ra bởi các chủng cúm A, thường chỉ lây nhiễm cho các loài chim hoang dã và gia cầm nuôi. Một số chủng trong đó có thể lây nhiễm cho người như H5, H7 và H9. Hầu hết các trường hợp cúm gia cầm ở người là do các chủng Châu Á H5N1 và H7N9 gây ra.

Nhiễm cúm gia cầm thường không có triệu chứng ở chim hoang dã nhưng gây tỷ lệ chết rất cao ở gia cầm nuôi. Ở người, tỷ lệ tử vong do nhiễm các phân tuýp A (H5N1), A (H5N6) và A (H7N9) cao hơn nhiều so với nhiễm virus cúm mùa A và B, trong khi hầu hết các trường hợp nhiễm cúm A (H7N7) và A (H9N2) thường gây bệnh nhẹ hơn.

Be gai 11 tuoi tu vong vi cum gia cam o Campuchia, vien Pasteur ra cong van khan
Nhiễm cúm gia cầm thường không có triệu chứng ở chim hoang dã nhưng gây tỷ lệ chết rất cao ở gia cầm nuôi.

Những trường hợp nhiễm H5N1 ở người đầu tiên được phát hiện ở Hồng Kông năm 1997, nhiều bệnh nhân có triệu chứng hô hấp nặng, tỷ lệ tử vong cao. Đến năm 2003 và 2004, các ca nhiễm H5N1 ở người lại xuất hiện và các trường hợp lẻ tẻ tiếp tục được báo cáo, chủ yếu ở châu Á và Trung Đông.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo về sự lây lan của virus H5N1 sang động vật có vú, nhưng cho biết nguy cơ đối với con người là thấp. Con người ít nhạy cảm nhất với virus H5N1 vì các tế bào của con người không có các thụ thể ở đường hô hấp trên để tạo điều kiện cho virus xâm nhập vào cơ thể.

Kể từ năm 2021, WHO đã ghi nhận 8 trường hợp nhiễm H5N1 ở người từ Trung Quốc, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Anh và Mỹ. Tính đến nay, 15 triệu con gia cầm đã chết vì nhiễm virus và gần 193 triệu con đã bị tiêu hủy.

Con người bị nhiễm cúm gia cầm là rất hiếm. Nhưng tiếp xúc không được bảo vệ với những con chim hoặc gia cầm bị nhiễm bệnh làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.

Xem thêm: Nếu ở mắt xuất hiện những triệu chứng này, hãy coi chừng bệnh đục thủy tinh thể, đừng chậm trễ!

Tin liên quan

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC