1. Ăn trước khi ngủ
Thành phần protein có trong thực phẩm sẽ kích thích quá trình tiết acid và dịch vị trong dạ dày. Ăn xong rồi đi ngủ làm thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết sẽ phân hủy và lên men trong dạ dày, dẫn tới đầy bụng và đau dạ dày.
2. Ăn không đúng bữa
Đến một giờ cố định, dạ dày theo thói quen sẽ tiết acid để tiêu hóa thức ăn. Nếu không bổ sung thức ăn kịp thời, lượng acid sản sinh sẽ “phản lại” chính chủ nhân của mình, từ đó gây ra căn bệnh viêm loét dạ dày thường gặp.
3. Lạm dụng thuốc giảm đau
Các loại thuốc giảm đau đều có tác dụng kìm hãm sự sản xuất niêm mạc bảo vệ thành dạ dày, gây chảy máu dạ dày, thậm chí vết loét xuất hiện suốt thời gian dài mà không biểu hiện triệu chứng nào.
4. Hút thuốc quá nhiều
Chất nicotine trong thuốc lá có thể làm thu hẹp các mạch máu ở thành dạ dày, từ đó làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày và làm giảm tính năng tiết dịch vị tiêu hóa thức ăn của dạ dày.
5. Ăn quá nhanh
Khi lượng thức ăn được “nạp” vào quá nhanh, não bộ chưa kịp nhận tín hiệu từ dạ dày và kết quả là dạ dày không kịp tiết dịch và co bóp để tiêu hoá thức ăn. Thói quen ăn nhanh lâu ngày có thể dẫn tới bệnh đau dạ dày.
Diệp Hương
Theo tạp chí Sống Khỏe