Có hai loại niềng răng chính:
Một nhóm khí cụ mắc cài cố định, bao gồm khí cụ mắc cài kim loại không tự khóa, khí cụ mắc cài sứ không tự khóa, khí cụ mắc cài kim loại tự khóa, khí cụ mắc cài sứ tự khóa và khí cụ mặt lưỡi.
Một loại khác là khay niềng trong suốt không có mắc cài. Dưới đây là cách phân biệt, ưu và nhược điểm của từng loại, hãy cùng xem nhé.
Loại 1: Niềng răng mắc cài thép cố định
Đó là gắn mắc cài kim loại vào răng, cố định dây thép vào mắc cài bằng dây ligature, từ từ di chuyển và sắp xếp răng bằng lực sinh học nhẹ nhàng và lâu dài.
![]() |
Niềng răng mắc cài thép cố định. |
Ưu điểm: Công nghệ được thực hiện nhiều, giá rẻ, nhiều chỉ định.
Nhược điểm:
- Mắc cài thép lộ rõ, tính thẩm mỹ kém.
- Có mắc cài, dây cung, dây buộc,…có xu hướng để lại cặn thức ăn và không dễ làm sạch.
- Dây thắt dễ bó miệng, kém thoải mái.
- Tần suất tái khám cao, thời gian chỉnh sửa lâu.
Loại 2: Mắc cài sứ không tự khóa
Là phiên bản nâng cấp của khí cụ mắc cài kim loại về mặt thẩm mỹ, điểm khác biệt là mắc cài được làm bằng chất liệu sứ tương đồng với màu răng.
Ưu điểm: Đẹp hơn mắc cài thép truyền thống.
Nhược điểm:
- Niềng răng lộ rõ, tính thẩm mỹ kém.
- Có mắc cài, dây cung, dây buộc,… có xu hướng để lại cặn thức ăn và không dễ làm sạch.
- Độ dày của giá đỡ lớn hơn giá đỡ kim loại, cảm giác có vật lạ chắc chắn hơn.
- Mắc cài sứ kém chắc chắn hơn và có thể bị gãy.
- Mắc cài sứ dễ bị đổi màu và có yêu cầu cao hơn về các biện pháp phòng ngừa trong chế độ ăn uống.
Loại 3: Mắc cài kim loại tự khóa
Một phiên bản sửa đổi của mắc cài không khóa truyền thống. Nó tương đương với việc thêm một công tắc trên mắc cài để khóa trực tiếp dây cung chỉnh nha vào rãnh của mắc cài.
Loại mắc cài này loại bỏ sự ràng buộc của dây thép buộc hoặc vòng cao su với dây cung và giảm lực cản ma sát giữa dây cung và mắc cài, lực tác động lên răng sẽ giảm đi, tốc độ di chuyển của răng được đẩy nhanh, rút ngắn toàn bộ thời gian điều trị một cách hiệu quả.
Ưu điểm: Thời gian hiệu chỉnh ngắn hơn, thoải mái hơn và vệ sinh dễ dàng hơn.
Nhược điểm: Khó định vị chính xác, vị trí mắc cài định vị không chính xác, khó tinh chỉnh ở giai đoạn sau, có thể xảy ra tình trạng căn chỉnh lặp lại.
Loại 4: Mắc cài sứ tự khóa
Phiên bản nâng cấp của mắc cài kim loại tự khóa, khung được làm bằng vật liệu gốm bán vô hình, có khả năng che giấu tốt.
Ưu điểm: Đẹp hơn, ít tái khám hơn, thời gian chỉnh nha ngắn hơn, dễ duy trì sức khỏe răng miệng.
Nhược điểm:
- Mắc cài sứ có độ bền kém, dễ bị gãy, chi phí sửa chữa sau này cao.
- Độ dày của giá đỡ lớn hơn giá đỡ kim loại, cảm giác có vật lạ chắc chắn hơn.
Loại 5: Niềng răng mặt trong (mắc cài mặt lưỡi)
Loại này lắp khí cụ chỉnh nha ở mặt trong của răng để điều trị chỉnh nha, bề ngoài sẽ không dễ nhìn thấy mắc cài. Điều này không chỉ đạt được mục đích nắn chỉnh mà còn giải quyết được tình trạng mất thẩm mĩ.
![]() |
Niềng răng mặt trong bề ngoài sẽ không dễ nhìn thấy mắc cài. |
Ưu điểm: Đẹp
Nhược điểm:
- Công nghệ khó và giá thành cao.
- Thời gian chỉnh nha lâu hơn.
- Dễ để lại cặn thức ăn và khó làm sạch.
- Dây cung và mắc cài kim loại có thể gây khó chịu và cảm giác có dị vật.
Loại 6: Khay niềng trong suốt
Khay niềng trong suốt làm bằng chất liệu polyme không nhìn thấy được, thoải mái, có thể tự tháo ra và đeo vào, tính thẩm mỹ cao. Đồng thời, không có kích thích kim loại, phần lớn tránh hao mòn khoang miệng.
Ưu điểm:
- Vô hình và đẹp mắt, hầu như không ảnh hưởng đến giao tiếp xã hội.
- Ít ma sát hơn và hầu như không có tổn thương răng miệng.
- Tự do cởi ra và đeo vào, dễ dàng vệ sinh răng miệng.
- Tần suất tái khám ít, tiết kiệm thời gian.
Nhược điểm:
- Tốn kém. Ít được chỉ định.
- Yêu cầu về kinh nghiệm lâm sàng của bác sĩ chỉnh nha rất cao.
Việc lựa chọn loại mắc cài nào cần được cân nhắc dựa trên tình trạng răng miệng, khả năng tài chính, hiệu quả mong đợi, sự thuận tiện khi tái khám và các nhu cầu thực tế khác.
Một điều nữa cần chú ý là mặc dù khí cụ phù hợp rất quan trọng, nhưng việc chọn một phòng khám uy tín và bác sĩ chỉnh nha có kinh nghiệm phong phú cũng rất quan trọng. Nó quyết định rất lớn đến hiệu quả chỉnh nha.
Xem thêm: Không được làm 7 việc này sau khi ăn, nếu không muốn cơ thể mắc đủ thứ bệnh tật
Thanh Thanh
Theo Người đưa tin