Trang chủ Tra cứu Chuyên đề

Thực phẩm tuyệt đối không ăn cùng QUẢ DỨA

11:29 AM | 27/03/2020
Gia đình khỏe

Dứa là một loại quả được nhiều người ưa thích vì ngon mà giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, để có thể thưởng thức một cách trọn vẹn nhất, chúng ta không nên ăn dứa cùng các thực phẩm sau, nếu không sẽ làm tổn hại đến sức khỏe.

Thuc pham tuyet doi khong an cung QUA DUA

Những thực phẩm đại kỵ khi ăn với dứa

Xoài

Thuc pham tuyet doi khong an cung QUA DUA

Dứaxoài là hai loại quả không thể ăn chung với nhau. Chúng sẽ làm ta bị tiêu chảy bởi vì hai loại trái cây này sẽ phản ứng với nhau, vì làm tăng gánh nặng cho dạ dày và vì cả hai đều chứa thành phần hóa học gây phản ứng dị ứng da.

Dứa có chứa protease đặc thù, rất dễ dẫn đến dị ứng, đau bụng, chứng viêm ở vùng bụng. Trong xoài có chứa chất gây kích ứng da và niêm mạc là urushiol, gây đau, ngứa, phồng rộp, bong tróc.

Ngoài ra, dứa có chứa glycoside, bromelain và các chất khác gây tác dụng phụ trên da và mạch máu. Ăn dứa trong một giờ có thể gây ngứa, nóng rát hoặc tê lưỡi.

Trứng

Thuc pham tuyet doi khong an cung QUA DUA

Một loại thực phẩm khác không ăn kèm với dứa là trứng. Protein trong trứng và axit trái cây trong dứa kết hợp với nhau sẽ làm protein đông đặc lại, gây triệu chứng khó chịu, khó tiêu.

Sữa

Thuc pham tuyet doi khong an cung QUA DUA

Sữa và các sản phẩm từ sữa kể cả sữa chua, nhất định không nên ăn với dứa. Điều này để tránh phản ứng các chất trong dứa với protein trong các sản phẩm sữa. Nếu không, chúng sẽ tạo thành các chất khó tiêu, gây đau bụng hoặc tiêu chảy.

Củ cải

Thuc pham tuyet doi khong an cung QUA DUA

Hai loại thực phẩm này ăn cùng nhau sẽ phá hủy vitamin C trong dứa, giảm các chất dinh dưỡng khác. Ngoài ra, chúng còn thúc đẩy flavonoid trong dứa chuyển hóa thành axit dihydroxybenzoic và axit ferulic ức chế chức năng tuyến giáp, gây bướu cổ.

Hải sản

Thuc pham tuyet doi khong an cung QUA DUA

Ăn dứa sau khi ăn hải sản sẽ làm chuyển đổi các vitamin trong dứa thành các thành phần tương tự như asen, gây nôn mửa, tiêu chảy và các triệu chứng không mong muốn khác.

Những người không nên ăn dứa:

Người bị bệnh dạ dày

PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cảnh báo, người bị bệnh dạ dày không nên ăn nhiều dứa, chỉ nên ăn một miếng rất nhỏ bởi dứa có chứa nhiều axit hữu cơ và một số enzyme làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày, đường ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.

Người thừa cân béo phì

Dứa có hàm lượng đường cao, cung cấp nhiều năng lượng nếu ăn nhiều sẽ có nguy cơ bị thừa cân béo phì ó điều đối với những người thừa cân béo phì.

Người đái tháo đường

người bị đái tháo đường không nên ăn nhiều dứa vì hàm lượng đường cao. Nếu người đái tháo đường muốn ăn dứa phải hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.

Người huyết áp cao

Người có tiền sử tăng huyết áp khi dùng nhiều dứa dễ gây hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng... dễ có nguy cơ cơn tăng huyết áp.

Phụ nữ mang thai

Ăn quá nhiều dứa có thể làm tăng kích thích co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.

Chuyên gia cũng lưu ý mọi người chỉ nên chọn mua dứa khi có ý định sử dụng ngay. Trong trường hợp chưa cần dùng đến, nên để dứa ở nơi mát, tránh ánh nắng và không để quá 2 đến 3 ngày.

Người bị hen phế quản, viêm mũi họng

Quả dứa có một loại glucoside có tính chất kích ứng niêm mạc mạnh nên khi ăn nhiều dứa thường thấy rát miệng lưỡi, cổ họng tê rát, ngứa ngáy. Nên những người có tiền sử viêm mũi họng, viêm thanh quản, hen phế quản không nên ăn nhiều để tránh nguy cơ bệnh tái phát và nặng hơn...

Ngoài ra, những người bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) cũng không nên ăn dứa.

Dấu hiệu và cách xử trí khi bị ngộ độc dứa:

Thuc pham tuyet doi khong an cung QUA DUA

Biểu hiện dị ứng khi ăn dứa là đau bụng quằn quại dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy, thường kèm theo triệu chứng ngứa ngáy toàn thân; miệng lưỡi tê dại kèm theo chảy mồ hôi, khó thở, nổi mề đay. Nghiêm trọng hơn, có người còn bị sốc do cơ địa quá nhạy cảm.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do men phân giải protein có trong dứa. Loại men này làm tăng sức thẩm thấu của niêm mạc dạ dày và dẫn đến protein dị tính đại phân tử có trong đường ruột, dạ dày thấm vào dịch máu gây phản ứng đối với cơ thể người quá nhạy cảm.

Sau khi ăn dứa xuất hiện triệu chứng ngộ độc cần cấp cứu càng sớm càng tốt. Chủ yếu là gây nôn, sau đó cho uống nước chè đường. Cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời, hiệu quả.

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Tin liên quan

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC