Nói một cách đơn giản, bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể chúng ta gặp vấn đề trong việc quản lý lượng đường trong máu. Nguyên nhân có thể là do: cơ thể không sản xuất đủ - hoặc không sử dụng được insulin (một loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu), hay các tế bào của cơ thể bị kháng insulin khiến quá trình chuyển hóa glucose bị gián đoạn, nó sẽ tích tụ trong máu, dẫn đến lượng đường trong máu cao.
Bệnh tiểu đường là một tình trạng mãn tính, có nghĩa là nó kéo dài liên tục. Nếu không được phát hiện kịp thời hay kiểm soát đúng cách, bệnh tiểu đường loại 2 có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng, chẳng hạn như: tim mạch, bệnh mắt do tiểu đường, bệnh thận, tổn thương thần kinh, tổn thương thính giác, tăng nguy cơ đột quỵ và bệnh Alzheimer.
Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, cách duy nhất đó là duy trì một lối sống lành mạnh và thăm khám sức khỏe định kỳ. Với những người được nhận định là nhóm đối tượng nguy cơ, cần chú ý kiểm soát lượng đường trong máu, và cảnh giác với những dấu hiệu lạ xuất hiện trên cơ thể (Ảnh: Internet)
Và mới đây, một nghiên cứu mới được công bố trên Biên niên sử nội khoa đã chỉ ra một kết quả rằng: những người có thói quen đi ngủ muộn hơn và thức dậy muộn hơn thì thường sẽ có lối sống kém lành mạnh hơn, từ đó cũng có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường hơn.
Theo tác giả chính của nghiên cứu cho biết, họ đã phát hiện ra rằng những người có kiểu thời gian buổi tối cũng sẽ có nhiều khả năng có thói quen ngủ không đều, giấc ngủ kém chất lượng hơn. Để làm rõ, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra thông tin từ 63.676 nữ y tá tham gia Nghiên cứu Sức khỏe Y tá II, được thực hiện từ năm 2009 đến 2017.
Thông tin này bao gồm kiểu thời gian tự báo cáo, chất lượng thực phẩm, cân nặng và chỉ số khối cơ thể, lịch trình ngủ, thói quen hút thuốc và uống rượu, hoạt động thể chất và tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường.
Ưu điểm của nghiên cứu là theo dõi thường xuyên những người tham gia nghiên cứu và đánh giá định kỳ các biến số liên quan đến lối sống và sức khỏe. Hơn 11% số người khẳng định họ có kiểu thời gian "chỉ buổi tối", trong khi 35% cho rằng có kiểu thời gian "chỉ buổi sáng".
Gần một còn lại được phân loại là "trung cấp", nghĩa là họ được xác định không phải là người buổi sáng hay buổi tối cũng như không giống người này hơn người kia.
Trước khi xem xét các biến số về lối sống, thì kiểu thời gian buổi tối có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 72%. Cho đến khi xem xét đến các chỉ số khác, thì kiểu thời gian buổi tối có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 19%.
Có thể thấy, tác động riêng của việc thức khuya nhiều vào buổi tối là cực kỳ lớn, kể cả khi bạn ăn uống khoa học và thường xuyên vận động, không hút thuốc, không lạm dụng rượu bia, thì việc thức khuya vẫn có thể thúc đẩy nguy cơ mắc bệnh tiểu đường (Ảnh: Internet)
Các nhà nghiên cứu cũng giải thích cho biết, việc thức khuya thường xuyên, giấc ngủ kém chất lượng hoặc hay mất ngủ có thể làm giảm hoạt động của insulin - nghĩa là cơ thể cần nhiều insulin hơn để giảm lượng đường trong máu nhưng sản xuất không kịp gây đường huyết cao, theo thời gian sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường.
Hãy duy trì những thói quen sau, giúp bạn có giấc ngủ chất lượng nhất
1. Để nhiệt độ phòng ngủ mát giúp đốt cháy nhiều mỡ thừa hơn
Nhiệt độ phòng ngủ cũng có những tác động tích cực đến cơ thể bạn. Nếu đang muốn giảm cân, bạn không nên để nhiệt độ phòng quá cao mà hãy để nhiệt độ phòng ngủ thấp một chút tạo ra không khí mát mẻ khi đi ngủ và có thể hơi lạnh vào ban đêm. Điều kiện thời tiết mát hoặc hơi se lạnh sẽ giúp cơ thể điều chỉnh nhiệt bằng việc kích hoạt các tế bào mỡ, từ đó cơ thể sẽ đốt cháy nhiều năng lượng hơn và bạn sẽ giảm cân hiệu quả hơn.
2. Nên đi ngủ và thức dậy vào một giờ cố định
Nội tiết tố melatonin có vai trò báo tín hiệu đã đến lúc cơ thể cần được nghỉ ngơi, cần được ngủ. Nhưng nếu bạn thường xuyên đi ngủ và thức dậy vào những giờ không cố định thì quá trình sản xuất melatonin sẽ gặp nhiều cản trở và chất lượng giấc ngủ của bạn cũng sẽ kém hơn. Duy trì lâu dài sẽ khiến cơ thể luôn mệt mỏi khi thức dậy vào mỗi sáng, đồng thời bạn cũng có xu hướng muốn ăn nhiều hơn, nhất là những thực phẩm có hàm lượng calo cao. Vì thế, các chuyên gia khuyên bạn nên đi ngủ và thức dậy vào một giờ cố định.
3. Không sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ
Lạm dụng những thiết bị điện tử có thể mang đến một số nguy cơ sức khỏe đáng lo ngại. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ánh sáng xanh từ những thiết bị điện tử có thể khiến gián đoạn quá trình sản xuất melatonin của cơ thể. Chính vì lý do này, bạn sẽ cảm thấy khó khăn hơn để đi vào giấc ngủ và không những thế, khi thức dậy, cơ thể của bạn cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn.
Lời khuyên cho bạn là, không nên sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ, tốt nhất hãy chỉ sử dụng chúng cách 2 giờ trước khi bạn đi ngủ, đồng thời nên đặt màn hình ở chế độ ban đêm (Ảnh: Internet)
4. Tập nhẹ trước khi đi ngủ
Trước khi ngủ, hãy thực hiện một vài động tác nhẹ nhàng, theo các chuyên gia, duy trì thói quen này trước khi ngủ sẽ giúp bạn loại bỏ được căng thẳng trong suốt một ngày dài, đồng thời giúp quá trình trao đổi chất của cơ thể được diễn ra trơn tru hơn, giúp cơ thể đốt cháy nhiều calo hơn. Chính vì thế, những bài tập này sẽ không chỉ giúp bạn giảm cân mà còn giúp bạn ngủ ngon hơn.
Quỳnh Giang
Theo Người đưa tin