Trang chủ Tra cứu Chuyên đề

Phụ nữ bị tiểu đường cần ngăn chặn nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa như thế nào?

5:30 PM | 13/09/2023
Gia đình khỏe

Có mối tương quan chặt chẽ giữa bệnh tiểu đường và với nguy cơ viêm nhiễm âm đạo ở phái nữ - gây ra các cơn đau ngứa khó chịu cho người mắc bệnh. Vậy những người đang mắc phải căn bệnh tiểu đường cần ngăn chặn nguy cơ viêm nhiễm như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết này nhé.

Theo các chuyên gia phụ khoa, viêm nhiễm âm đạo (phổ biến nhất là tình trạng nhiễm trùng nấm men) xảy ra khi vi khuẩn có hại tại trong âm đạo tăng lên đáng kể, điều này cũng khiến cho nấm men phát triển quá mức trong cơ thể. Thực tế thì trong cơ thể có một lượng men tự nhiên, nhưng khi phát triển quá nhiều, nhiễm trùng có thể phát triển. Âm đạo tự nhiên có sự kết hợp cân bằng giữa nấm men và vi khuẩn. Khi sự cân bằng này bị mất đi, bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng nấm men.

Phu nu bi tieu duong can ngan chan nguy co viem nhiem phu khoa nhu the nao?

Một điều cần lưu ý đó là nhiễm trùng nấm men không phải là bệnh lây truyền qua đường tình dục, mặc dù hoạt động tình dục có thể là yếu tố nguy cơ cho sự phát triển của bệnh. Bệnh có thể chữa được và đôi khi có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc (Ảnh: Internet)

Các triệu chứng cho thấy các chị em đã bị nhiễm nấm âm đạo được chia thành 2 phần gồm:

- Triệu chứng có thể nhìn thấy: các mảng dịch tiết màu trắng, vàng hoặc đặc ở quần lót, xuất hiện tình trạng sưng tấy ở âm đạo và âm hộ.

- Triệu chứng có thể cảm nhận: cảm nhận được các cơn ngứa hoặc nóng rát ở vùng âm đạo và âm hộ, thấy đau khi đi tiểu và giao hợp.

Mối liên quan giữa viêm nhiễm âm đạo và bệnh tiểu đường

Nấm men ăn đường, nên chỉ số đường huyết càng tăng cao thì càng khuyến khích nấm men phát triển nhiều hơn. Chưa kể, khi lượng đường dư thừa trong máu quá nhiều, cơ thể sẽ tăng cường bài tiết chúng vào dịch nhầy, mồ hôi và nước tiểu. Do sự hiện diện của đường dư thừa, nấm và các mầm bệnh khác dễ dàng bám vào tế bào da và các tuyến bã nhờn. Đường cũng tạo môi trường để nấm sinh sôi và phát triển mạnh hơn. Bệnh nhân thường lượng glycogen cao trong cơ thể. Glycogen dư thừa làm tăng tính axit của môi trường âm đạo và góp phần giúp nấm phát triển.

Do đó, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị nhiễm trùng nấm men cao gấp 1,5 - 2 lần so với những người không mắc bệnh. Điều đáng lo ngại là việc điều trị gặp nhiều khó khăn hơn đối với những người mắc bệnh tiểu đường - vì loại nấm men phổ biến nhất ở bệnh tiểu đường có khả năng kháng nhiều loại thuốc chống nấm.

Phu nu bi tieu duong can ngan chan nguy co viem nhiem phu khoa nhu the nao?

Vì sự khó khăn này, nên nữ giới khi mắc bệnh tiểu đường lại càng phải cần có ý thức phòng ngừa tình trạng nhiễm nấm âm đạo (Ảnh: Internet)

Lời khuyên từ bác sĩ trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng nấm men

Bất kể bạn có mắc bệnh tiểu đường hay không, thực hành vệ sinh tốt có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng nấm men:

1. Giữ vùng âm đạo của bạn sạch sẽ và khô ráo: cần có ý thức giữ gìn vệ sinh vùng kín bằng việc lau rửa vùng kín mỗi ngày (nhưng không quá 2 - 3 lần/ ngày), mặc đồ lót bằng vải cotton thoáng khí và các loại vải rộng rãi khác, tránh gây bí vùng kín.

Phu nu bi tieu duong can ngan chan nguy co viem nhiem phu khoa nhu the nao?

Các chị em có thể cân nhắc việc ngủ vào ban đêm mà không mặc quần lót để giảm độ ẩm ở vùng kín, tránh tăng cao nguy cơ mắc bệnh phụ khoa (Ảnh: Internet)

2. Không thụt rửa âm đạo: hành động này có thể làm mất sự cân bằng PH tự nhiên của bộ phận sinh dục, tạo điều kiện cho các vi khuẩn xấu phát triển nhiều hơn, dẫn đến viêm nhiễm các bệnh phụ khoa. Hãy nhớ, KHÔNG cần thiết để làm sạch âm đạo quá mức, vì cơ quan có cơ chế tự làm sạch.

3. Ăn uống khoa học: ăn một chế độ ăn cân bằng, ít carb, với ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ giúp tăng lượng đường trong máu từ từ và đều đặn, thay vì carbohydrate tinh chế và đồ ngọt làm tăng lượng đường trong máu và tăng cảm giác thèm đường. Ngoài ra, hãy chủ động ăn sữa chua hoặc thực phẩm giàu probiotics sống để chống lại sự phát triển của nấm và vi khuẩn..

4. Chú ý khi uống thuốc: hãy hỏi bác sĩ về việc thay đổi thuốc của bạn - một số loại thuốc trị tiểu đường như Invokana (canagliflozin), Farxiga (dapagliflozin), Jardiance (empagliflozin) và Steglaro (ertugliflozin) có liên quan đến nguy cơ nhiễm trùng nấm âm đạo cao hơn vì chúng làm tăng lượng đường được bài tiết qua nước tiểu.

Bệnh tiểu đường không được kiểm soát là một yếu tố nguy cơ lớn gây viêm nhiễm âm đạo. Bạn có thể hạn chế rủi ro của mình bằng những lời khuyên này. Kiểm soát lượng đường trong máu và thường xuyên kiểm tra chúng, tự mình hoặc với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn, là điều quan trọng. Nếu bạn nghi ngờ mình đã bị nhiễm trùng nấm men, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn.

Xem thêm: Cảnh báo 2 nguyên nhân khiến sốt xuất huyết trở nặng và bí quyết phòng ngừa bệnh hiệu quả

Quỳnh Giang

Theo Người đưa tin

Tin liên quan

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC