Theo đó, các nhà khoa học thuộc Đại học California (Mỹ) đã thực hiện một nghiên cứu trên 35 tình nguyện viên (với độ tuổi từ 45 đến 75, với thời gian ngồi làm việc từ 8 - 10 tiếng/ ngày) bằng cách chụp cộng hưởng từ (MRI) não bộ với hình ảnh có độ phân giải cao để quan sát cấu trúc não bộ của họ. Và các nhà khoa học đã nhận ra rằng, những người có thời gian ngồi trên 10 tiếng/ ngày có vùng trung thái dương mỏng hơn rất nhiều so với người ngồi tối đa 8 tiếng. Trong khi đó, vùng trung thái dương (tức vùng trung tâm não bộ ở thùy thái dương) lại là bộ phận chịu trách nhiệm cho chức năng ghi nhớ thông tin, lưu giữ các ký ức. Việc vị trí này bị bào mòn mỏng hơn cho thấy nguy cơ bị mất trí nhớ khi về già là rất cao.
Các nhà khoa học kết luận, suy giảm vùng trung thái dương là yếu tố có thể dẫn đến sự suy giảm nhận thức và chứng sa sút trí tuệ ở người trung niên và lớn tuổi (Ảnh: Internet)
Chưa kể, việc ngồi nhiều hay ngồi quá lâu trước máy tính mà không có bất kỳ sự vận động nào khác cũng khiến dân văn phòng có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch cao hơn 20%, và nguy cơ đột tử do đau tim và đột quỵ cao hơn 50% so với những người đứng làm việc, hoặc thường xuyên vận động - theo một kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Hội Y khoa Mỹ (JAMA) vào năm 2022. Ngoài ra, việc ngồi lâu hơn 8 tiếng - 10 tiếng mỗi ngày cũng khiến dân văn phòng dễ mắc phải các vấn đề sức khỏe sau đây:
- Thiếu máu lên não: hiện nay, có đến 73% dân văn phòng đang phải đối mặt với tình trạng chóng mặt, nhức đầu kinh niên do thiếu máu lên não. Một số bác sĩ cho rằng việc nhân viên văn phòng làm việc quá nhiều trước máy tính mà không có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn là điều kiện tạo ra những cục máu đông, gây cản trở mạch máu lưu thông. Hoặc có thể họ ngồi quá nhiều, ít vận động cũng có thể là nguyên do gây ra tình trạng này.
- Thoái hoá cột sống: hơn 62% dân văn phòng bị đau lưng, đau cổ vai gáy và vẹo cột sống do thoái hoá xương khớp. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc ngồi một chỗ nhiều giờ liền trên chiếc ghế, cùng với đó là các tư thế ngồi không khoa học và không thường xuyên vận động hay đi lại.
- Hội chứng ống cổ tay: 38% dân văn phòng cho biết bàn tay, cổ tay và các khớp ngón tay của họ thường xuyên đau nhức, tê mỏi vì phải sử dụng đến máy tính quá nhiều. Đây chính là hội chứng ống cổ tay, một dạng bệnh phổ biến với những người làm việc công sở.
Các bác sĩ khuyến nghị mọi người nên thăm khám và điều trị sớm, vì tình trạng này diễn ra quá lâu sẽ khiến xương cổ tay bị tê cứng, đau buốt, và các ngón tay bị mất cảm giác. Trầm trọng nhất sẽ xảy ra hỏng dây thần kinh cổ tay, bàn tay dần chuyển thành màu đen do bị hoại tử (Ảnh: Internet)
Lời khuyên của bác sĩ giúp dân văn phòng cải thiện tình trạng sức khỏe
Thông qua kết quả của cuộc nghiên cứu, nhóm bác sĩ xương khớp cùng các nhà khoa học đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc vận động thường xuyên. Đặc biệt là với những ai phải ngồi nhiều khi làm việc, chẳng hạn như nhân viên văn phòng.
Để cải thiện sức khỏe, cũng như giúp hạn chế mọi nguy cơ bệnh tật có thể xảy ra, dân văn phòng nên áp dụng một số phương pháp sau đây:
1. Thư giãn gân cốt bằng những bài tập kéo giãn cơ tại chỗ
Ngồi một chỗ quá lâu có thể khiến các khớp, cơ và gân cốt bị căng cứng. Vì thế, cứ cách 30 - 60 phút khi làm việc, hãy dành cho mình 5 phút để thực hiện một vài động tác sau đây, giúp kéo giãn cơ hiệu quả ngay tại chỗ:
- Cổ: Nhắm mắt và cúi đầu, hướng cằm sát vào mặt. Bắt đầu xoay cổ thật chậm, cố gắng thả lỏng và thư giãn hai vai, xoay mỗi chiều từ 3 đến 5 vòng.
- Cổ tay: Xoay cổ tay 6 - 8 lần đều đặn mỗi ngày giúp bạn phòng tránh các bạn về xương cổ tay. Xoay tròn 10 vòng theo chiều kim đồng hồ và ngược lại.
- Lưng: Chạm tay vào mép bàn và từ từ đẩy ghế ra phía sau cho đến khi đầu bạn nằm giữa hai cánh tay, mắt nhìn xuống sàn. Từ từ kéo người lại gần bàn và lặp lại 15 lần.
- Chân: Bám tay vào ghế ngồi và giữ thăng bằng, đưa thẳng hai chân về phía trước song song với sàn nhà. Lần lượt duỗi thẳng và gập mũi chân lại 15 lần.
2. Thường xuyên đi lại
Hãy tìm cho mình một cái “cớ” để có thể đi lại thường xuyên hơn, chẳng hạn như đặt các vật dụng cần thiết trong công việc như điện thoại bàn, máy in, tập giấy, văn phòng phẩm,... cách xa chỗ ngồi của mình ở một khoảng các nhất định.
Ngồi làm việc liên tục trong thời gian dài sẽ góp phần gia tăng nguy cơ mắc chứng đau lưng cũng như bệnh trĩ. Vì vậy, hãy thiết lập thói quen rời khỏi chỗ ngồi làm việc mỗi 30 – 60 phút/lần (Ảnh: Internet)
3. Vệ sinh góc làm việc thường xuyên
Một sự thật gây “sốc” được khẳng định bởi các nhà khoa học đó là bàn làm việc của dân văn phòng bẩn gấp 400 lần bệ ngồi toilet, và một chiếc bàn phím máy tính có thể chứa ơn 7500 vi trùng. Đó là lý do vì sao tỷ lệ nhiễm khuẩn tại văn phòng làm việc của dân công sở đang chiếm tỷ lệ rất cao.
Vì thế, nếu muốn sức khỏe của mình được bảo vệ thật tốt, hãy luôn chuẩn bị sẵn sàng nước khử trùng và khăn kháng khuẩn để có thể dọn dẹp góc làm việc thường xuyên.
Bàn làm việc gọn gàng và sạch sẽ không chỉ có ích cho hệ miễn dịch của bạn mà còn giúp bạn tập trung tốt hơn và mang lại hiệu quả công việc tốt hơn (Ảnh: Internet)
Mọi người thấy đó, đôi khi ngồi quá nhiều cũng không phải là một điều tốt, đặc biệt là với những đối tượng như dân văn phòng thì sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Nên, hãy lắng nghe lời khuyên của các bác sĩ, hãy thiết lập một bảng thời gian hợp lý, cân đối giữa thời gian làm và thời gian vận động nhé.
Xem thêm: Rùng mình ớn lạnh bất kể thời tiết ấm áp, hãy cẩn thận với 6 nguyên do sau đây
Quỳnh Giang
Theo Người đưa tin