Trang chủ Tra cứu Chuyên đề

Nếu bị cảm cúm, hãy dùng 5 cách chữa tự nhiên đơn giản sau mà không cần dùng đến thuốc

7:45 AM | 13/11/2017
Gia đình khỏe

Cảm cúm là căn bệnh dễ lây lan, với những dấu hiệu nghẹt mũi, ho khan… mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Để tránh lạm dụng thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch, có những cách chữa cảm cúm đơn giản hiệu quả.

1. Trà gừng

Neu bi cam cum, hay dung 5 cach chua tu nhien don gian sau ma khong can dung den thuoc

Gừng có vị cay, tính ấm có tác dụng long đờm, giảm đau họng, đau đầu, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Với những cơn cảm cúm thông thường, ba ly trà gừng nóng mỗi ngày là phương pháp dân gian chữa cảm cúm hiệu quả.

Cách làm trà gừng:

- Chuẩn bị 4-6 lát gừng tươi, 600ml nước, 1-2 muỗng cà phê mật ong, 1 túi trà.

- Đun sôi nước, rồi cho mật ong và gừng vào cùng. Sau đó, giảm lửa, đậy nắp chảo và để sôi thêm khoảng 10 phút. Tắt bếp, bắc chảo ra ngoài, nhúng túi trà vào nước gừng đang nóng.

- Tiếp tục đậy kín nắp chảo, ngâm trà gừng trong khoảng 5-7 phút. Sau cùng, bỏ các túi bã trà, rót trà ra cốc, (cho thêm sữa nếu thích) vào khuấy đều và thưởng thức.

- Có thể giữ trà trong tủ lạnh khi nào uống thì mang ra đun lại cho nóng.

Lưu ý: Tránh uống trà gừng buổi tối vì có thể gây mất ngủ.

2. Tía tô

Neu bi cam cum, hay dung 5 cach chua tu nhien don gian sau ma khong can dung den thuoc

Lá tía tô tính ấm, vị cay, nhiều tinh dầu có tính kháng khuẩn và diệt khuẩn cao. Tía tô có thể chế biến thành nhiều cách như giã lấy nước uống, ăn sống, nấu cháo...

Cách nấu cháo giải cảm cúm:

- Chuẩn bị: 1 năm gạo tẻ, 2 quả trứng gà, 5-7 lá tía tô, một ít hành tím băm, gia vị.

- Lá tía tô đem rửa sạch, để ráo nước và thái sợi

- Gạo vo qua 2 lần, thêm lượng nước vừa đủ (tùy theo sở thích từng người) hầm khoảng 30 phút cho gạo chín nhừ.

- Sau khi cháo đã nhừ thì cho một ít hành tím băm vào, nêm nếm gia vị vừa ăn.

- Đập trứng vào nồi cháo và dùng đũa khuấy cho trứng tan đều ra và hòa quyện với cháo.

- Cuối cùng cho lá tía tô vào đảo nhanh tay rồi tắt bếp.

Lưu ý: Có thể thêm nguyên liệu để nấu cháo như thịt heo bằm, thịt bò nhưng không được nấu chung với cá chép. Bởi vì có thể sinh độc, gây mụn nhọt.

3. Cúc tần

Neu bi cam cum, hay dung 5 cach chua tu nhien don gian sau ma khong can dung den thuoc

Theo Y học cổ truyền, cúc tần có vị đắng, cay, vị thơm, tính ấm. Nó có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau, được dùng chữa cảm mạo, sốt không ra mồ hôi, cơ thể đau nhức.

Cách dùng cúc tần chữa cảm cúm như sau:

- 20g lá cúc tần, 10g lá sả, 8g lá chanh đem nấu với lượng nước vừa đủ, uống khi còn nóng

- Thêm nước vào phần bã đun sôi, dùng khăn trùm kín, để xông.

4. Vỏ bưởi

Neu bi cam cum, hay dung 5 cach chua tu nhien don gian sau ma khong can dung den thuoc

Vỏ ngoài bưởi chứa tinh dầu có vị cay, đắng, ngọt, tính ấm. Theo các nghiên cứu, trong vỏ bưởi chứa nhiều chất chống oxy hóa. Khi bị ho, có đờm có thể dùng bưởi để chữa trị.

Còn lá bưởi có vị đắng the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng trừ hàn, tán khí, thông kinh lạc, trừ đờm, tiêu trừ hoạt huyết, tiêu sưng. Lá bưởi già có thể chữa cảm sốt, ho, nhức đầu, hắt hơi liên tục.

Cách làm:

- 1 vỏ bưởi đã cạo bỏ lớp ngoài, cắt thành từng khúc, nấu với nước sôi một lát rồi vắt nước, ngâm trong khoảng 150g đường (tùy thích), để một tuần.

- Lá bưởi kết hợp với các loại lá khác như lá chanh, lá sả… nấu nước, xông hơi.

5. Tỏi tía

Neu bi cam cum, hay dung 5 cach chua tu nhien don gian sau ma khong can dung den thuoc

Tỏi tía nhờ có loại sắc tố “anthocyanidin” mà giống tỏi này có màu tía. Tỏi tía có mùi và vị nhẹ hơn tỏi trắng, ít gây kích ứng hơn nhưng vị giữ được ngay cả khi nấu chín. Ngoài chất Allicin trong tảo tía còn có nhiều chất chống oxy hóa, nên các tác dụng mạnh hơn tỏi thường. Vì vậy, có thể dùng tỏi tía tự chữa cảm cúm tại nhà.

Cách sử dụng:

- Tỏi tía 1 củ, bóc vỏ, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước rồi dùng nước sôi để nguội pha loãng gấp 10 lần, nhỏ mũi mỗi ngày từ 3-5 lần.

- Để tránh bị sốc do tỏi, hãy pha loãng với 10ml nước muối sinh lý (Natri clorid 0,9%) dùng để nhỏ mũi 2-3 lần trong ngày.

Với những phương pháp trên, chúng ta có thể không cần thuốc vẫn hết cảm cúm. Tùy vào mỗi người mà có thể lựa chọn cách làm phù hợp.

Minh Thư

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình, NXB Y học

Tin liên quan

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC