Người xưa vẫn ví nụ cười là thang thuốc bổ. Trên thực tế, có hàng ngàn lý do mà các chuyên gia khuyên chúng ta nên cười mỗi ngày để duy trì sự trẻ trung và tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên không phải với ai, nụ cười cũng hoàn toàn có lợi.
Những người thuộc một hay nhiều tình trạng sau đây chú ý không nên cười nhiều kẻo rước họa.
1. Bệnh nhân hen suyễn
Kết quả một nghiên cứu gần đây tại Australia cho thấy cười nhiều có tác động xấu tới 40% trong số 2 triệu người mắc bệnh hen suyễn tại quốc gia này.
Các chuyên gia giải thích, người hen suyễn nếu thường xuyên đùa giỡn sẽ khiến bệnh trở thành mạn tính, nghĩa là họ sẽ phải chung sống với căn bệnh này trong suốt cuộc đời của mình.
Người hen suyễn nếu thường xuyên đùa giỡn sẽ khiến bệnh trở thành mạn tính, nghĩa là họ sẽ phải chung sống với căn bệnh này trong suốt cuộc đời của mình. |
Xem thêm: Đang không vui, một nụ cười giả tạo có khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn không?
2. Phụ nữ mang thai
Các bác sĩ thường khuyên người mẹ khi mang thai nên giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, có như vậy con mới sinh ra luôn lạc quan, yêu đời. Tuy nhiên không vì thế mà các bố mẹ cứ cố gắng cười đùa càng nhiều càng tốt.
Cười có tác dụng làm cơ bụng co thắt, ảnh hưởng đến thai nhi, có thể gây sảy thai hoặc sinh non. Đặc biệt, phụ nữ bị sảy thai được khuyến cáo không nên cười nhiều, chỉ mỉm cười và tạo tâm trngj vui vẻ để tinh thần luôn thoải mái, tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
3. Bệnh nhân mới phẫu thuật ngực hoặc bụng
Người mới mổ ngực hay bụng không nên cười nhiều, cười nhiều làm vết thương chưa lành có nguy cơ bị nứt ra ở vết vừa khâu, dẫn đến lâu hồi phục.
4. Phụ nữ sau khi sinh
Phụ nữ sau khi sinh vết khâu tầng sinh môn thường không nên cười nhiều. Bởi cười nhiều có thể làm vết khâu bị đứt, gây đau.
5. Người bị huyết áp cao
Khi trạng thái tinh thần của người bị huyết áp cao hưng phấn ở mức cao, huyết áp có thể tăng cao tới mức nguy hiểm. Khi cười to, cười nhiều, huyết áp tăng cao đột ngột có thể dẫn đến xuất huyết não, thậm chí gây tử vong.
Khi cười to, cười nhiều, huyết áp tăng cao đột ngột có thể dẫn đến xuất huyết não, thậm chí gây tử vong. |
6. Người già và trẻ em trong khi ăn
Ở phần dưới cổ họng con người có khí quản và thực quản. Có một bộ xương bằng chất sụn gọi là nắp thanh quản có tác dụng như một cái nắp, đậy khí quản để thức ăn không lọt được vào đường hô hấp.
Khi chúng ta vừa ăn, vừa cười, nắp thanh quản không phản ứng trong trạng thái bịt và mở. Như vậy thức ăn sẽ rơi xuống khí quản khiến chúng ta dễ bị hóc. Vấn đề này dễ xảy ra ở người già và trẻ em khi các cơ quan trong cơ thể còn yếu.
Như câu nói, một nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ. Bạn hãy tạo cho mình tâm trạng thoái mái và thái độ sống lạc quan để ngăn ngừa bệnh tật và kéo dài tuổi thọ. Nhưng 6 kiểu người trên đây nên chú ý khi cười để tránh gặp phải rủi ro không đáng có.
Xem thêm video Giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung bằng chế độ ăn lành mạnh: