Không giống như vết loét lạnh, nhiệt miệng không xuất hiện trên bề mặt môi và chúng không lây nhiễm. Tuy nhiên, chúng có thể gây đau đớn và khiến việc ăn uống, nói chuyện trở nên khó khăn.
Nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng
Nguyên nhân chính xác của vết loét vẫn chưa rõ ràng, mặc dù các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng sự kết hợp của nhiều yếu tố góp phần làm bùng phát bệnh, ngay cả ở cùng một người.
Các tác nhân có thể gây ra nhiệt miệng bao gồm:
- Một vết thương nhỏ ở miệng do làm răng, đánh răng quá mạnh, chơi thể thao hoặc vô tình cắn vào má.
![]() |
Không giống như vết loét lạnh, nhiệt miệng không xuất hiện trên bề mặt môi và chúng không lây nhiễm |
Xem thêm: 9 cách chữa nhiệt miệng tại nhà hiệu quả, không cần dùng đến thuốc
- Kem đánh răng và nước súc miệng có chứa natri lauryl sulfat.
- Nhạy cảm với thực phẩm, đặc biệt là socola, cà phê, dâu tây, trứng, các loại hạt, phô mai và thực phẩm cay hoặc có tính axit
- Chế độ ăn thiếu vitamin B-12, kẽm, folate (axit folic) hoặc sắt.
- Một phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng.
- Helicobacter pylori, cùng loại vi khuẩn gây loét dạ dày tá tràng.
- Sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt.
- Cảm xúc căng thẳng.
Nhiệt miệng cũng có thể xảy ra do một số tình trạng và bệnh tật, chẳng hạn như bệnh celiac, bệnh viêm ruột, hệ thống miễn dịch bị lỗi tấn công các tế bào khỏe mạnh trong miệng thay vì mầm bệnh.
Mẹo phòng tránh nhiệt miệng
- Uống ít nhất 2 lít nước lọc mỗi ngày để cơ thể đủ nước và sảng khoái. Đây là biện pháp giảm nhiệt miệng đơn giản và ít tốn kém. Không cần uống nước mía, nước dừa mà chỉ cần nước lọc là đủ.
![]() |
Uống ít nhất 2 lít nước lọc mỗi ngày để cơ thể đủ nước và sảng khoái. |
Xem thêm: Nhiệt miệng lâu ngày không khỏi, đi khám nhận chẩn đoán ung thư lưỡi giai đoạn 4
- Hạn chế những thức ăn liên quan đến 3 chữ khô, chiên, xào, vì nhóm thực phẩm này cần có sự tham gia của nước từ đó gây ra tình trạng thiếu nước dễ bị nhiệt miệng.
- Ăn nhiều trái cây, thực phẩm có vitamin C và chất xơ như đu đủ, ổi, cam, cà chua, kiwi, phúc bồn tử, dâu tây… Loại trái cây này vừa làm đẹp da, vừa có lợi cho sức khỏe, tăng tính giải nhiệt cho cơ thể. Bạn nên hạn chế ăn các loại trái cây có màu vàng sẫm, vị ngọt như mít, sầu riêng, nhãn vì đó là những loại trái cây nhiệt đới gây nóng trong người.
- Ngoài ra, trong mọi trường hợp nhiệt miệng, yếu tố được đặt lên hàng đầu là cần tăng cường vệ sinh răng miệng để tránh viêm nhiễm, hạn chế nhiều diễn biến xấu.
Bạn nên sử dụng những loại kem đánh răng có chứa các thành phần chiết xuất chủ yếu từ thiên nhiên để tránh ảnh hưởng đến niêm mạc miệng, đồng thời làm mát hơn cho răng miệng từ bên trong.
- Uống trà xanh là một trong những đồ uống được khuyến khích để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng vì các hoạt chất chống oxy hóa trong trà xanh có tác dụng làm giảm thời gian lây lan của virus. Đánh răng bằng kem đánh răng có chứa tinh chất trà xanh cũng có tác dụng ngăn ngừa nhiệt miệng hiệu quả.
Hầu hết các vết loét miệng tự biến mất sau một hoặc hai tuần. Kiểm tra với bác sĩ hoặc nha sĩ nếu bạn có vết loét lớn bất thường hoặc đau đớn hoặc vết loét dường như không lành.
Xem thêm video WHO tiết lộ 8 thực phẩm gây ung thư hàng đầu: Toàn món khoái khẩu của người Việt: