Trang chủ Tra cứu Chuyên đề

Mẹ sẽ phải đối mặt với những vấn đề gì sau khi sinh, và làm cách nào để hồi phục?

5:30 PM | 28/08/2023
Gia đình khỏe

Hành trình mang thai của phái nữ vất vả hơn chúng ta nghĩ. Vì không chỉ phải mang nặng thêm một sinh linh trong cơ thể, phái nữ còn phải trải qua khá nhiều vấn đề trong suốt 9 tháng thai kỳ. Và điều này vẫn chưa hề dừng lại ngay cả khi đứa trẻ chào đời, vì mẹ vẫn phải đối mặt với những vấn đề này sau khi sinh.

Chúng ta thường hay nói, mang thai là một hành trình vượt cạn mà người phụ nữ phải hy sinh hết tất cả mọi thứ của mình, chỉ để đảm bảo con cái được ra đời bình an. Từ bên trong cơ thể, trẻ sẽ rút nguồn canxi dự trữ trong xương của mẹ để hình thành khung xương, trẻ lấy máu của mẹ để hấp thụ nguồn dinh dưỡng. Đó là lý do vì sao khi mang thai, mẹ sẽ dễ bị nghén, chán ăn, buồn nôn và nôn, yếu cơ, nhức xương, chóng mặt,...

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe trong thời gian mang thai, người mẹ còn sẽ phải với rất nhiều vấn đề khác ngay cả sau khi sinh em bé. Mẹ sau khi sinh sẽ yếu hơn, cơ thể gặp nhiều biến đổi lớn khó phục hồi - chẳng hạn như những vấn đề sau đây.

Me se phai doi mat voi nhung van de gi sau khi sinh, va lam cach nao de hoi phuc?

Bài viết này được ra đời với mục đích để không chỉ mẹ mà là tất cả người đọc có thể nhìn thấy rõ hơn hành trình mang thai và sau khi sinh vất vả và thiêng liêng như thế nào, sự hy sinh của người phụ nữ dành cho con cái to lớn ra sao, từ đó thêm hiểu và yêu thương người phụ nữ của mình hơn nhé (Ảnh: Internet)

Những vấn đề sức khỏe sau sinh mẹ có thể phải đối mặt, làm cách nào để hồi phục hiệu quả nhất?

1. Nhiễm trùng đường tiết niệu sau sinh

Tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu rất dễ xảy ra với các chị em sau khi sinh, nguyên nhân là do niệu đạo của phái nữ gần với hậu môn hơn so với nam giới, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh dễ dàng hơn. Chưa kể, ở phụ nữ sau sinh, việc sử dụng băng vệ sinh hàng ngày do tình trạng ra sản dịch cũng là yếu tố để vi khuẩn xâm nhập niệu đạo. Trong một số trường hợp, vi khuẩn có thể di chuyển tới thận, gây viêm thận.

Khi mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu sau sinh, sản phụ thường buồn tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu lại rất ít. Khi tiểu, sản phụ có cảm giác đau buốt, ngứa rát và nước tiểu bị đổi màu. Ngoài ra, sản phụ còn đau âm ỉ vùng bụng dưới. Trong trường hợp nặng, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như sốt, buồn nôn, ớn lạnh, tiểu ra máu,...

Cách khắc phục tình trạng này cho các sản phụ đó là phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ thăm khám và điều trị, nếu thấy xuất hiện những triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu sau sinh. Bên cạnh đó, sản phụ cần lưu ý đến chế độ ăn uống và vệ sinh cá nhân để phòng ngừa bệnh. Cụ thể, sản phụ nên ăn những loại trái cây có chứa nhiều vitamin C như bưởi, nước chanh. Vì vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp cải thiện chức năng hệ thống miễn dịch, yếu tố rất cần thiết trong quá trình điều trị viêm đường tiết niệu.

Me se phai doi mat voi nhung van de gi sau khi sinh, va lam cach nao de hoi phuc?

Sản phụ nên uống khoảng 2,5 lít nước mỗi ngày giúp hỗ trợ quá trình đi tiểu, giúp loại bỏ dần vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu. Sản phụ lưu ý không nên nhịn tiểu vì nước tiểu càng ứ đọng, mầm bệnh càng có cơ hội sinh sôi. Lưu ý quan trọng nhất giúp sản phòng ngừa bệnh hiệu quả là giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ (Ảnh: Internet)

2. Tình trạng són tiểu

Mẹ sau sinh rất dễ gặp phải tình trạng són tiểu, nguyên nhân là do trương lực cơ bàng quang bị giảm nặng, từ đó khiến cho khả năng đàn hồi ở bàng quang dùng để chứa và giữ nước tiểu trở nên kém hơn.

Mẹ có thể xác định xấu hiệu của són tiểu đó là nhận thấy hiện tượng rỉ nước tiểu mỗi khi ho, hắt hơi, vận động mạnh hay thường buồn tiểu, tiểu gấp ngay cả khi có rất ít nước tiểu.

Són tiểu gây nhiều phiền toái trong cuộc sống của sản phụ. Không những thế, tình trạng són tiểu khiến âm đạo ẩm ướt, không được vệ sinh sạch sẽ dễ gây viêm nhiễm. Để đối phó với són tiểu sau sinh tạm thời, sản phụ có thể dùng băng vệ sinh hàng ngày và thay thường xuyên. Về lâu dài, chị em nên tập luyện các bài tập cơ vòng niệu đạo, cơ sàn chậu để kiểm soát việc đóng mở đường niệu đạo giúp kiểm soát việc đi tiểu. Ngoài ra, tình trạng này có thể được can thiệp bằng thuốc hoặc phẫu thuật theo sự hướng dẫn của bác sĩ nếu tình trạng kéo dài và không thể khắc phục.

3. Táo bón và trĩ

Táo bón khiến sản phụ đi vệ sinh khó khăn, phân cứng và khô gây đau đớn. Khi tĩnh mạch vùng hậu môn giãn nở quá mức khiến trĩ sa ra khỏi hậu môn gây vướng víu, đau đớn. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng khắc nghiệt của nhiều phụ nữ Việt sau khi sinh con với nhiều protein, tinh bột nhưng ít chất xơ cũng là nguyên nhân khiến cho bệnh táo bón thêm nặng, từ đó hình thành nguy cơ bệnh trĩ.

Me se phai doi mat voi nhung van de gi sau khi sinh, va lam cach nao de hoi phuc?

Táo bón, áp lực thai nhi và những căng thẳng trong thai kỳ có thể dẫn đến bệnh trĩ ở sản phụ, mức độ của bệnh cũng sẽ tùy thuộc vào từng yếu tố khác nhau, chẳng hạn như áp lực trong quá trình chuyển dạ, sinh con sẽ càng làm cho tình trạng táo bón và trĩ nặng hơn (Ảnh: Internet)

Thông thường, bệnh trĩ sẽ tự khỏi sau khoảng 6 tuần sau sinh. Nhưng những cơn đau và phiền toái của nó trong thời gian sau khi sinh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày của sản phụ. Nên để hạn chế nguy cơ mắc bệnh trĩ, điều cần làm trước đó là tránh để bản thân bị táo bón sau sinh. Các chị em nên nhớ tăng cường chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày, uống nhiều nước và có thể sử dụng thuốc làm mềm phân để vệ sinh dễ dàng hơn.

4. Rụng tóc sau sinh

Do nội tiết thay đổi, phụ nữ sau sinh thường bị rụng tóc nhiều, số lượng tóc rụng thì còn tùy thuộc vào từng mức độ rối loạn nội tiết tố ở mỗi người. Nhưng nói chung, việc rụng tóc nhiều có thể khiến các chị em cảm thấy tự ti, nên nếu muốn khắc phục tình trạng này, các chị em có thể áp dụng một số biện pháp sau:

- Giảm căng thẳng và lo âu bởi vì đây là hiện tượng bình thường và có thể khắc phục được.

- Không buộc tóc quá chặt hay chải tóc nhiều làm tăng gãy rụng tóc. Nhất là không nên vừa gội đầu vừa chải khiến tóc càng rụng nhiều.

- Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, nhất là giàu vitamin C, B, kẽm, và biotin cùng flavonoid để tăng nội tiết tố một cách tự nhiên.

- Cắt tóc ngắn giúp tóc mọc tốt và đều hơn.

- Chăm sóc tóc đúng cách với việc gội đầu 2 - 3 lần/tuần và hạn chế sử dụng hóa chất hoặc máy sấy tóc. Bạn có thể ủ tóc bằng dầu dừa (dầu oliu) 2 lần/tháng để kích thích tóc mọc tốt hơn.

5. Mỡ bụng và tăng cân mất kiểm soát

Béo bụng, quá cân và tăng cân mất kiểm soát là một vấn đề rất phổ biến ở phụ nữ sau sinh. Tình trạng này có thể do những nguyên nhân sau:

- Tăng cân nhiều trong quá trình mang thai (nhiều hơn 11kg trong 9 tháng thai kỳ)

- Ăn uống không khoa học sau khi sinh, chẳng hạn như ăn quá tinh bột và chất béo (do sai lầm trong suy nghĩ là ăn càng nhiều càng có sữa cho con bú)

- Không vận động, không tập luyện khiến vùng bụng làm tăng sinh mỡ, cơ thể quá cân.

Nhìn chung, vấn đề này cần rất nhiều thời gian để có thể hồi phục như cũ, nhưng không phải là không có cách. Vì vậy, để giải quyết vấn đề cân nặng và mỡ bụng, các chị em nên làm theo những điều sau:

- Ăn uống lành mạnh, khoa học bằng cách ăn nhiều bữa nhỏ, ăn uống tập trung vào chất không tập trung vào lượng. Nên ăn đủ 4 nhóm chất, tăng cường chất xơ như rau xanh và trái cây, không ăn quá nhiều tinh bột.

- Tập luyện khoa học với các bài tập tại nhà nhất là vùng bụng, hông, đùi, ngực giúp giảm cân, duy trì cân nặng hợp lý.

- Cho con bú là một cách giảm cân tự nhiên và hiệu quả.

Xem thêm: Mẹo nhỏ giúp bạn loại bỏ cặn bẩn, cao răng một cách dễ dàng

Quỳnh Giang

Theo Người đưa tin

Tin liên quan

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC