Trang chủ Tra cứu Chuyên đề

Mang giày cao gót quá nhiều - thói quen có thể khiến phái nữ đối mặt với 3 vấn đề sức khỏe này

5:30 PM | 02/11/2023
Gia đình khỏe

Giày cao gót đang dần là món vật không thể thiếu trong tủ đồ của phái nữ, vì nó giúp tôn dáng và làm nổi bật bộ đồ mà họ mặc. Nhưng các chị em có biết, đằng sau sự xinh đẹp ấy lại là sự đánh đổi rất lớn từ sức khỏe và cơ thể? Vì thói quen mang giày cao gót quá nhiều có thể khiến các chị em đối mặt với 3 vấn đề này.

1. Khiến cho tư thế và dáng đi bị biến dạng bất thường

Khi mang giày cao gót, bàn chân của các chị em sẽ bị gập lại và tạo thành tư thế dốc xuống. Điều này sẽ làm cho trọng tâm cơ thể hạ thấp và nghiêng về phía trước để giữ thăng bằng. Khi đó, nửa thân trên sẽ cần ngả ra phía sau làm đối trọng, hình thành tư thế kiểu chị S cứng đờ, khi nhìn vào sẽ tạo cảm giác không có lực, thiếu tự nhiên.

Và khi các chị em di chuyển với tư thế này sẽ gia tăng một áp lực lên bàn chân, đồng thời cũng tạo thành gánh nặng cho cả đầu gối, cơ bắp chân, hông và lưng. Nếu cứ duy trì tư thế mất cân đối như vậy trong thời gian thì có thể gây tổn thương những bộ phận này.

Mang giay cao got qua nhieu - thoi quen co the khien phai nu doi mat voi 3 van de suc khoe nay

Gót giày càng cao, càng nhọn, tư thế đứng cũng như dáng đi của người mang càng bị biến dạng, kể cả với những ai đã có kinh nghiệm đi loại giày này (Ảnh: Internet)

Chưa kể việc mang giày cao gót quá thường xuyên cũng sẽ làm biến dạng đường cong sinh lý của cơ thể. Các chuyên gia khoa xương khớp cho biết, đường cong sinh lý đóng vai trò như một bộ giảm xóc, giúp phân tán bớt áp lực tác động lên các đốt sống và xương chậu. Việc bị thay đổi đường cong sinh lý có thể làm giảm độ cong ở cột sống vùng thắt lưng, và làm tăng độ cong của các đốt sống ngực, tạo điều kiện phát triển thành gù cột sống.

2. Khiến cho xương khớp chân gặp tổn thương

Khi mang giày cao gót, các cơ của cột sống thắt lưng, bắp chân cũng như gân gót lâm vào tình trạng căng giãn quá mức nên rất dễ đau và mỏi, gây đau lưng, đau bắp chân hay đau phần trên của gót chân. Về lâu dần sẽ không giữ vững được các cấu trúc như cột sống, khớp gối, cổ chân, khiến ta dễ bị chấn thương do té ngã và tổn hại đến hệ khớp.

Hơn nữa, nếu giày bạn đi có mũi nhỏ hẹp sẽ ép các ngón chân lại với nhau gây vẹo ngón cái ra ngoài, lâu ngày gây biến dạng ngón cái và các ngón khác. Ngoài ra, việc ép các ngón chân ở mũi giày gây chèn ép, tổn thương các nhánh thần kinh gây đau hay phì đại các nhánh thần kinh vùng bàn chân.

Mang giay cao got qua nhieu - thoi quen co the khien phai nu doi mat voi 3 van de suc khoe nay

Mang giày cao gót nhiều sẽ khiến xương khớp ở bàn chân dễ bị tổn thương. Do đó, các quý cô nên chủ động sắm thêm một đôi dép hoặc một đôi giày bệt để thay vào những lúc nghỉ ngơi (Ảnh: Internet)

3. Thoái hóa khớp gối

Theo thống kê, phụ nữ dễ bị thoái hóa khớp gối hơn so với nam giới. Một trong những nguyên nhân làm tăng rủi ro viêm xương khớp đầu gối ở phụ nữ đến từ tác hại của giày cao gót. Xương ống chân có xu hướng xoay vào trong để giữ thăng bằng khi bạn đang mang giày cao gót. Nếu diễn ra thường xuyên, tình trạng trên có khả năng tác động nghiêm trọng đến phần sụn trong khớp gối, lâu ngày phát triển thành viêm xương khớp.

Các chuyên gia cũng khuyến khích người bị thoái hóa khớp gối nên chú ý chọn mang giày, dép an toàn hơn thay vì đi giày cao gót nhằm tránh tạo thêm áp lực góp phần đẩy nhanh quá trình bào mòn sụn khớp đầu gối.

Chăm sóc đôi chân sau khi mang giày cao gót như thế nào?

Nếu không thể từ bỏ giày cao gót, hãy mang chúng trong thời gian ngắn và giảm số lần đi. Chăm sóc đôi chân khi đi giày cao gót cũng quan trọng để đảm bảo sự thoải mái và tránh các vấn đề về sức khỏe. Dưới đây là một số lời khuyên về cách chăm sóc chân khi sử dụng giày cao gót:

- Lựa chọn giày phù hợp: chọn giày cao gót có kích cỡ, dáng và độ rộng phù hợp với chân.

- Tập thể dục cơ bàn chân: tập thể dục cơ bàn chân để tăng cường sức mạnh và linh hoạt. Điều này có thể giúp giảm áp lực lên bàn chân. Ngoài ra, nên thường xuyên xoa bóp, giãn cơ bàn chân và bắp chân.

- Kiểm tra kết cấu của giày: thường xuyên kiểm tra tình trạng của giày, đặc biệt là đế và đệm, để đảm bảo chúng vẫn còn tốt. Khi đế giày hoặc đệm hao mòn, nên thay giày mới.

- Hạn chế thời gian đi giày cao gót: nếu có thể, hạn chế thời gian đi giày cao gót, đặc biệt là nếu phải đứng lâu, đi nhiều để giảm áp lực lên bàn chân. Nếu cảm thấy đau hoặc không thoải mái, nên nghỉ ngơi và massage chân.

- Thường xuyên ngâm chân: ngâm chân xen kẽ trong nước lạnh và nước ấm để giảm bớt mệt mỏi và bảo vệ sức khỏe đôi chân.

Xem thêm: Tư thế đạp xe đúng cho người đi xe đạp đường trường là gì?

Quỳnh Giang

Theo Người đưa tin

Tin liên quan

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC