Trang chủ Tra cứu Chuyên đề

Lợi ích và tác hại khi ăn dứa

11:27 AM | 10/04/2019
Gia đình khỏe

Dứa là loại hoa quả thơm ngon và dễ tìm. Tuy nhiên, trong quả dứa có chứa axit oxalic có thể gây hại dạ dày, vì vậy chỉ nên ăn vừa phải và sau bữa cơm.

Lợi ích của dứa với sức khỏe

Hỗ trợ hệ miễn dịch

Không có gì tốt cho hệ miễn dịch hơn là vitamin C, và quả chứa chứa hơn 100% lượng vitamin cần thiết hằng ngày cho phụ nữ và hơn 88% cho đàn ông. Thêm vào đó, vitamin C cũng có chức năng chính như một chất chống oxi hóa tan trong nước của cơ thể, giúp cơ thể chống lại các gốc tự do. Điều này khiến cho vitamin C trở nên vô cùng hữu dụng trong việc chống lại những bệnh lý như bệnh tim, xơ vữa động mạch và đau khớp.

Loi ich va tac hai khi an dua

Làm xương chắc khỏe

Dứa có thể giúp bạn đứng cao và mạnh mẽ. Loại quả này chứa gần 75% lượng mangan (một khoáng chất quan trọng) cần thiết cho cơ thể, có vai trò quan trọng trong việc phát triển xương và các mô liên kết. Do đó, dứa là một lựa chọn hoàn hảo cho những người lớn tuổi có xương đang ngày trở nên giòn hơn.

Thúc đẩy quá trình tiêu hóa

Giống như nhiều loại rau và quả khác, dứa chứa nhiều chất xơ giúp tiêu hóa. Nhưng khác với nhiều loại rau quả khác, dứa chứa một lượng đáng kể bromelain, một loại enzym phân hủy protein, từ đó đẩy nhanh quá trình tiêu hóa.

Loi ich va tac hai khi an dua


 Chống viêm

Bromelain cũng đã được chứng minh là có đặc tính chống viêm, có thể giúp làm giảm nguy cơ đau khớp và sưng tấy. Viêm quá mức có thể dẫn tới một loạt các bệnh nguy hiểm, bao gồm cả ung thư, và theo một số nhà dinh dưỡng học thì bromelain có thể giúp phòng ngừa bệnh. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu cụ thể về việc liệu bromelain trong dứa có kết quả tương tự hay không.

Giảm đông máu

Bromelain có thể ngăn ngừa hình thành máu đông, khiến cho dứa trở thành món ăn cực tốt cho những người hay phải đi máy bay và những người có nguy cơ bị đông máu.

Loi ich va tac hai khi an dua

Giảm triệu chứng cảm lạnh thông thường

Ngoài việc có rất nhiều vitamin C, bromelain trong dứa cũng giảm bớt đờm trong cổ họng. Nếu như bạn bị cảm lạnh và ho, hãy thử ăn vài miếng dứa. Đặc biệt những người bị dị ứng nên xem xét đưa dứa vào chế độ ăn hàng ngày của mình để giảm đờm trong xoang lâu dài.

Tác hại khi ăn dứa

Dị ứng

Ở một số người, ăn nhiều dứa sẽ gây dị ứng. Triệu chứng bao gồm việc sưng môi và ngứa cổ họng. Để tránh việc này, nên rửa qua với nước muối vì muối giúp làm sạch các enzym hoa quả có thể gây dị ứng.

Nguy cơ sảy thai

Dứa là nguy cơ dẫn đến sảy thai. Đối với phụ nữ đang mang thai, nên hạn chế ăn loại quả này. Tuy nhiên, sau thời gian mang thai, có thể ăn uống thoải mái mà không cần lo lắng.

Loi ich va tac hai khi an dua

Nguy cơ gây viêm và thấp khớp

Sau khi dứa vào dạ dày, nó sẽ chuyển hoá thành dạng cồn và kích thích quá trình gây viêm khớp. Vì vậy, những người có tiền sử bị bệnh này không nên ăn nhiều dứa.

Tăng đường huyết

Dứa có chứa nhiều đường tự nhiên với một tỉ lệ khá lớn, bao gồm đường mía và đường hoa quả, không hề tốt cho những người bị tiểu đường. Tuy nhiên ảnh hưởng này còn phụ thuộc vào số lượng và tần suất ăn. Ăn quá nhiều dứa có thể làm tăng lượng insulin trong máu. Hai quả dứa/ngày là số lượng lý tưởng để tránh tăng đường huyết.

Quỳnh Hoa

Theo Tạp chí Sống khỏe

Tin liên quan

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC