Tuy nhiên, cận thị mắc phải có thể được ngăn ngừa và duy trì bằng cách phát triển các thói quen tốt cho mắt cùng như điều chỉnh chế độ ăn uống, làm việc và thói quen nghỉ ngơi...
1. Thói quen về mắt
Trước hết, người bị cận thị nên cải thiện thói quen về mắt trước đây của mình: Không đọc sách dưới ánh nắng mặt trời, tránh học tập, làm việc với mắt trong thời gian dài và ở cự ly gần, cố gắng nghỉ ngơi khoảng 5-10 phút sau một giờ làm việc.
Sự hình thành tật cận thị chủ yếu liên quan đến di truyền và sự hình thành mắc phải do lối sống. |
Kiểm soát việc sử dụng các sản phẩm điện tử: Hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm điện tử như điện thoại di động và máy tính bảng, đặc biệt đối với trẻ vị thành niên, việc sử dụng các sản phẩm điện tử cần được kiểm soát chặt chẽ.
2. Ngủ đủ giấc
Nhớ đảm bảo thời gian ngủ đủ giấc, không thức khuya. Ngủ đủ giấc cho phép đôi mắt được thư giãn hoàn toàn. Học sinh tiểu học cần cố gắng đảm bảo ngủ đủ 10 giờ, học sinh trung học cơ sở là 9 giờ, người lớn cũng nên ngủ đủ 7 - 8 giờ.
3. Hoạt động ngoài trời
Các hoạt động ngoài trời trong thời gian dài giúp rèn luyện sức khỏe và thư giãn cơ mắt, có lợi cho việc phục hồi thị lực. Vì vậy, hãy tiếp xúc nhiều hơn với thiên nhiên, hoạt động ngoài trời ít nhất 2 giờ mỗi ngày, các môn thể thao thích hợp như bóng rổ, bóng bàn, chạy,… để bảo vệ thị lực.
4. Chú ý đến chế độ ăn uống
Ăn một số thức ăn giàu đạm và giàu vitamin A, vitamin C, vitamin E như rau, quả tươi… có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của mắt đối với bệnh nhân cận thị tuổi vị thành niên.
Ăn một số thức ăn giàu đạm và giàu vitamin A, vitamin C, vitamin E như rau, quả tươi… có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của mắt. |
Đồng thời, nên ăn ít đồ ngọt nhiều đường và tinh bột, không uống đồ uống có ga, ăn nhiều thức ăn cân bằng dinh dưỡng.
5. Kiểm tra mắt thường xuyên
Trẻ vị thành niên nên cố gắng kiểm tra tình hình cận thị định kỳ 3 tháng một lần, người lớn cũng nên kiểm tra định kỳ 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện những bất thường và ngăn ngừa tình trạng cận thị ngày càng sâu.
Ngoài ra, bệnh nhân cận thị cần đeo kính để duy trì thị lực. Có thể dùng một số loại thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ để giảm mỏi mắt dưới sự hướng dẫn của bác sĩ cũng có lợi cho việc giữ thị lực không bị suy giảm.
Khi nói đến điều chỉnh thị lực bằng kính và lựa chọn phẫu thuật laser, các bác sĩ nhãn khoa cho biết, phẫu thuật cận thị không phù hợp với tất cả mọi người. Đặc biệt những người mắc một số bệnh lý như tiểu đường, bệnh chuyển hóa… thì không nên phẫu thuật laser cận thị.
Điểm quan trọng nhất là quyết định phẫu thuật hay không phụ thuộc vào từng người. Phẫu thuật cận thị nhằm mang lại cuộc sống tiện lợi hơn cho bệnh nhân cận thị. Tuy nhiên, một số người cảm thấy việc đeo kính không ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống bình thường của họ nên chọn cách không phẫu thuật.
Xem thêm: Hôi miệng lâu ngày có thể là dấu hiệu của 6 bệnh, gồm cả ung thư dạ dày
Thanh Thanh
Theo Người đưa tin