Trang chủ Tra cứu Chuyên đề

Làm sao để giữ gìn mật độ xương trong cơ thể, chuyên gia chỉ ra 3 điều cần ghi nhớ

10:30 AM | 08/11/2023
Gia đình khỏe

Theo nhiều khảo sát cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh loãng xương của người Việt cao hơn 60% so với thế giới, nguyên nhân chính là do mật độ xương trong cơ thể bị suy giảm nghiêm trọng. Vậy phải làm sao để giải quyết tình trạng này? Các chuyên gia sức khỏe chỉ ra 3 điều cần ghi nhớ.

Theo y văn, xương chắc khỏe sẽ nâng đỡ sức nặng và tạo hình dáng cho toàn bộ cơ thể. Chúng tạo thành một khung cho các cơ bắp, dây chằng và các cơ quan neo giữ vào. Xương cũng là nhà máy sản xuất các tế bào hồng cầu và bạch cầu. Và mật độ xương chính là chỉ số đo mà từ đó cho chúng ta biết chính xác số lượng khoáng chất trong xương của bạn. Việc mật độ xương không nằm trong ngưỡng bình thường có thể là dấu hiệu cảnh báo cho các vấn đề về xương, phổ biến nhất là loãng xương.

Làm sao để chúng ta đo lường được mật độ xương trong cơ thể? Các chuyên gia sức khỏe giải đáp, việc này sẽ được tiến hành bằng cách tiến hành xét nghiệm đo mật độ xương, còn gọi là đo khối lượng xương, là một xét nghiệm được thực hiện để đo lường sức khỏe của xương. Kết quả sẽ cho ra một con số tương ứng với mật độ xương của bạn. Sau đó bác sĩ sẽ so sánh con số này với mật độ xương của một người khỏe mạnh. Bằng xét nghiệm này, bạn có thể biết:

- Bạn có bị loãng xương hay không. Nếu bạn bị loãng xương, xương của bạn có nhiều khả năng sẽ bị gãy.

- Nguy cơ bị gãy xương.

- Nếu bạn đang bị loãng xương, xét nghiệm này sẽ giúp các bác sĩ theo dõi kết quả điều trị, bác sĩ dùng kết quả này để xem liệu phương pháp điều trị có hiệu quả đối với bạn hay không.

Lam sao de giu gin mat do xuong trong co the, chuyen gia chi ra 3 dieu can ghi nho

Xét nghiệm đo mật độ xương sử dụng tia X để đo lượng canxi trong xương của bạn. Các phần xương thường được sử dụng để đo mật độ là xương hông, cột sống và cánh tay. Đo mật độ xương là xét nghiệm khá dễ dàng, không đau và nhanh chóng (Ảnh: Internet)

Theo các chuyên gia sức khỏe, tình trạng giảm mật độ xương thường diễn ra nhiều nhất ở nhóm người sau 45 tuổi, nguyên nhân thường đến từ sự mất cân bằng nội tiết tố bên trong cơ thể, và nữ giới thường dễ mắc phải hơn nam giới. Đối với phụ nữ, thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh đánh dấu thời kỳ xương bị mất đi nhanh chóng. Phụ nữ dễ bị giảm mật độ xương hơn do ảnh hưởng trực tiếp của việc giảm nồng độ estrogen sau tuổi 45 đối với quá trình khoáng hóa và tái tạo xương.

Lam sao de giu gin mat do xuong trong co the, chuyen gia chi ra 3 dieu can ghi nho

Estrogen đóng vai trò then chốt trong việc duy trì mật độ xương bằng cách ức chế hoạt động của các nguyên bào xương, tế bào chịu trách nhiệm phá vỡ mô xương cũ. Khi nồng độ estrogen giảm, hoạt động của tế bào hủy xương tăng lên, dẫn đến quá trình tiêu xương nhanh hơn và giảm quá trình hình thành xương (Ảnh: Internet)

Ở nam giới, mặc dù mức độ hormone nội tiết giảm ít hơn so với phụ nữ nhưng tình trạng mất xương do tuổi tác vẫn là một mối lo ngại đáng kể. Testosterone - một nhân tố quan trọng trong việc duy trì mật độ xương ở nam giới, giảm dần theo tuổi tác, góp phần làm giảm dần hàm lượng khoáng chất trong xương.

Việc suy giảm mật độ xương có thể dẫn đến nguy cơ loãng xương, thậm chí là gãy xương và nhiều vấn đề xương khớp. Đó là lý do vì sao mọi người cần nên chú ý việc chăm sóc và tăng cường sức khỏe của xương một cách kỹ lưỡng. Trong quá trình chăm sóc và giữ gìn mật độ xương, các chuyên gia sức khỏe chỉ ra 3 điều cần mọi người lưu ý sau đây.

1. Không tập trung ăn quá nhiều thực phẩm chứa canxi

Đương nhiên, việc ăn các thực phẩm có chứa nguồn canxi dồi dào sẽ giúp xương chắc khoẻ là hoàn toàn đúng. Nhưng, bổ sung “thật nhiều” thì phản tác dụng, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh tật do hiện tượng thừa canxi gây ra.

Theo đó, đối với trẻ nhỏ, dung nạp quá nhiều canxi có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, biếng ăn, táo bón, suy dinh dưỡng (nguy cơ mắc bệnh thận gây giảm chức năng hấp thu các chất khoáng như sắt, kẽm, magiê, phospho... gây suy dinh dưỡng), thấp còi (hàm lượng canxi trong máu tăng cao có thể đi vào xương nhiều hơn, gây nên hiện tượng cứng xương sớm ở trẻ, khó phát triển chiều cao), đau xương, đau cơ, đi tiểu nhiều,...

Đối với người lớn, việc bị thừa canxi sẽ khiến các khớp, xương dễ bị giòn và gãy (lượng canxi tăng trong cơ thể sẽ liên kết với phosphat để hình thành apatit - chất rắn nhất khiến cho xương trở nên cứng, giòn và dễ gãy), mắc các bệnh lý về xương như vôi hóa xương, đau xương khớp, loãng xương, gãy xương, biến dạng cột sống. Ngoài ra là nguy cơ mắc các bệnh khác như sỏi thận, cường giáp, tim mạch, rối loạn tiêu hoá hoặc hấp thu dinh dưỡng kém.

Lam sao de giu gin mat do xuong trong co the, chuyen gia chi ra 3 dieu can ghi nho

Chỉ nên bổ sung canxi theo hàm lượng đã được định sẵn. Đối với trẻ nhỏ từ 0 - 1 tuổi, chỉ nên nạp từ 400 - 600mg/ ngày. Trẻ từ 1 - 11 tuổi thì nên nạp từ 600 - 800mg/ ngày. Trẻ từ 12 đến độ tuổi trưởng thành nên từ 800 - 1200mg/ ngày.

2. Hãy vận động hợp lý

Vận động hoặc tập thể dục - thể thao vốn dĩ rất được khuyến khích nhờ vào những lợi ích nó mang lại, đặc biệt là cho hệ thống xương khớp của con người. Tuy nhiên, việc vận động cần phải hợp lý, nếu “nhiều” ở mức quá mức hoặc vận động mạnh, nặng liên tục có thể sẽ gây ra nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.

Lam sao de giu gin mat do xuong trong co the, chuyen gia chi ra 3 dieu can ghi nho

Các chuyên gia thể hình khuyến cáo, một người trưởng thành chỉ nên dành tối đa 5 giờ để tập luyện ở cường độ trung bình hoặc 2,5 giờ ở cường độ cao mỗi tuần. Việc vận động quá sức đôi khi không giúp xương khỏe lên mà ngược lại là yếu đi (Ảnh: Internet)

Nguyên nhân đến từ sự can thiệp của cortisol - một loại hormone được tiết ra tại tuyến thượng thận mỗi khi cơ thể bị áp lực về mặt thể chất. Loại hormone này tiết ra quá nhiều sẽ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp. Người vận động quá sức có thể phải đối mặt với nguy cơ đau ốm cao, thậm chí nguy cơ nằm liệt giường cũng cao gấp đôi so với người bình thường. Khi trong máu có sự xuất hiện của hormone cortisol, mô xương được tích lũy ít hơn so với mô xương bị phân hủy. Điều này khiến cho tình trạng rạn, nứt xương ở những người này cũng dễ xảy ra hơn.

3. Duy trì cân nặng phù hợp

Cân nặng phù hợp là điều cần thiết để duy trì mật độ xương. Những người thiếu cân có nguy cơ mắc bệnh xương cao hơn, trong khi trọng lượng cơ thể dư thừa gây thêm áp lực cho xương.

Tránh giảm cân một cách đột ngột hoặc biên độ giao động giữa tăng và giảm cân quá lớn. Điều này có thể giảm mật độ xương, hơn nữa mật độ xương sẽ không được phục hồi khi tăng cân trở lại dẫn đến việc xương yếu hơn.

Xem thêm: Muốn bảo vệ nội tạng, nhất định phải từ chối 8 thói quen hầu như ai cũng đang mắc

Quỳnh Giang

Theo Người đưa tin

 

Tin liên quan

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC