Trang chủ Tra cứu Chuyên đề

Không muốn bị gout hay sỏi thận, nên tránh xa 4 loại nước giàu axit uric này

7:00 PM | 30/08/2024
Gia đình khỏe

Một trong những nguy cơ sức khỏe phổ biến mà nhiều người đang gặp phải hiện nay là tình trạng gout và sỏi thận do lượng axit uric trong cơ thể tăng cao. Điều đáng ngại là axit uric không chỉ đến từ thực phẩm, mà còn từ những loại nước uống tưởng chừng như vô hại.

Y văn cho biết, axit uric là một sản phẩm phụ của quá trình trao đổi purin trong cơ thể. Khi purin được chuyển hóa, axit uric được tạo ra và thường được tiêu hao thông qua thận.

Chức năng chính của axit uric là hoạt động như một chất chống oxy hóa và có thể giữ cho các tế bào và mô trong cơ thể được bảo vệ khỏi tổn thương do các gốc tự do. Ngoài ra, axit uric cũng có thể giúp kiểm soát nồng độ của các chất chất lưỡng tính, cụ thể là phản ứng giữa axit uric và các gốc tự do.

Tuy nhiên, nếu nồng độ axit uric trong máu tăng quá cao, có thể gây ra một loạt vấn đề sức khỏe, bao gồm:

- Bệnh gout: đây được coi là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin ở người, làm tăng tổng hợp chỉ số axit uric trong cơ thể, hoặc làm suy giảm chức năng đào thải axit uric ra ngoài, gây tăng axit uric trong máu. Tuy rằng bệnh gút không gây nguy hiểm tới tính mạng, nhưng lại khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ bị tàn phế.

Khong muon bi gout hay soi than, nen tranh xa 4 loai nuoc giau axit uric nay

Người mắc bệnh gout có thể gặp các triệu chứng như: đau ở các khớp bao gồm các khớp mắt cá chân, bàn chân, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay và khớp nhỏ của bàn tay, có khi ở những khớp nhỏ có ở khắp nơi trên cơ thể (Ảnh: Internet)

- Bệnh sỏi thận: khi nồng độ axit uric tăng lên, axit uric có thể kết tinh trong thận, tạo thành các tinh thể urate.

Những tinh thể này có thể tồn tại một cách đơn độc hoặc kết hợp với các chất khác để tạo thành sỏi thận. Sỏi thận có thể gây ra đau lưng cấp tính hoặc cảm giác đau và rối loạn tiểu tiện, và trong một số trường hợp nặng hơn, có thể gây tắc nghẽn đường tiểu và viêm nhiễm đường tiểu.

Nguồn axit uric thường xuất phát từ các loại thực phẩm và đồ uống giàu purin. Những loại thực phẩm như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật đều chứa nhiều purin, dẫn đến việc tăng lượng axit uric khi tiêu thụ.

Tuy nhiên, ít ai biết rằng không chỉ có thực phẩm, mà ngay cả một số loại đồ uống cũng có thể làm gia tăng nồng độ axit uric trong máu. Việc tiêu thụ thường xuyên những loại đồ uống này có thể âm thầm gây hại cho cơ thể và là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Chẳng hạn như với 4 loại đồ uống sau đây:

1. Bia

Theo các chuyên gia, bia là một trong những loại nước uống chứa nhiều purin nhất. Khi tiêu thụ bia, cơ thể sẽ chuyển hóa purin thành axit uric, làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Đồng thời, việc uống bia cũng làm giảm khả năng đào thải axit uric của thận, khiến tình trạng càng trở nên trầm trọng hơn.

Khong muon bi gout hay soi than, nen tranh xa 4 loai nuoc giau axit uric nay

Nhiều nghiên cứu chỉ ra, những người uống bia thường xuyên có tỷ lệ mắc bệnh gout và sỏi thận cao hơn (Ảnh: Internet).

Do đó, việc hạn chế hoặc loại bỏ bia khỏi chế độ ăn uống là điều cần thiết.

2. Các loại nước ngọt có gas

Nước ngọt có ga cũng là một loại đồ uống khác cũng chứa nhiều axit uric mà ít người biết đến. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các loại nước ngọt có ga chứa đường fructose có thể làm tăng mức axit uric trong máu. Khi cơ thể chuyển hóa fructose, một lượng lớn axit uric sẽ được sản xuất, đồng thời, quá trình này còn làm giảm khả năng đào thải axit uric của thận.

Việc uống nước ngọt có ga thường xuyên không chỉ góp phần làm tăng cân và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, mà còn gây hại cho khớp và thận.

3. Rượu vang đỏ

Dù có hương vị thơm nồng và khả năng kích thích vị giác cao, rượu vang đỏ cũng là một trong những loại đồ uống mà người mắc gout hay có nguy cơ bị sỏi thận nên tránh xa. Mặc dù rượu vang đỏ thường được khuyến nghị với một số lợi ích sức khỏe nếu uống với lượng nhỏ, nhưng đối với những người có nguy cơ cao bị gout hay suy thận, việc tiêu thụ rượu vang đỏ có thể làm tăng sản xuất axit uric.

Khong muon bi gout hay soi than, nen tranh xa 4 loai nuoc giau axit uric nay

Rượu vang đỏ không chỉ kích thích cơ thể sản xuất nhiều axit uric hơn mà còn làm giảm khả năng loại bỏ chất này qua thận, tạo điều kiện cho bệnh lý phát triển (Ảnh: Internet)

4. Cà phê có đường

Cuối cùng, cà phê có đường cũng là một yếu tố góp phần làm tăng mức axit uric trong cơ thể. Mặc dù cà phê đen nguyên chất có thể có một số lợi ích cho sức khỏe, nhưng khi thêm đường, đặc biệt là các loại đường tinh luyện, nồng độ axit uric trong máu có thể tăng lên. Đường tinh luyện làm tăng mức insulin, từ đó gián tiếp làm tăng axit uric. Do đó, để bảo vệ sức khỏe, người dùng nên hạn chế sử dụng cà phê có đường.

Axit uric là một chất có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng nếu không được kiểm soát tốt. Việc lựa chọn đồ uống đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là với những người có nguy cơ cao mắc bệnh gout và suy thận. Bằng cách tránh xa 4loại nước uống giàu axit uric như trên, bạn có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan và duy trì sức khỏe ổn định. Hãy luôn chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày để bảo vệ sức khỏe của chính mình và gia đình.

Xem thêm: Tư thế đạp xe đúng cho người đi xe đạp đường trường là gì?

Quỳnh Giang

Theo Người đưa tin

Tin liên quan

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC