Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, ước tính khoảng 80% đối tượng từng phơi nhiễm HPV ít nhất một lần trong suốt đời sống tình dục của họ. Hằng năm, ước tính có khoảng trên khoảng trên 32 triệu ca sùi mào gà được chẩn đoán trên toàn thế giới.
Độ tuổi mắc trải dài từ 15 - 45 tuổi. Số người mắc ngày càng nhiều, có xu hướng trẻ hóa. Hiện nhóm giới trẻ từ 18 - 25 tuổi được ghi nhận là có tỷ lệ mắc bệnh cao thứ 2, theo số liệu của Bộ Y tế.
Điểm chung ở nhóm người khi mắc bệnh sùi mào gà là đều quan hệ tình dục không dùng biện pháp bảo vệ (Ảnh: Internet)
Trên thực tế, khi vấn đề tình dục không còn bị gò bó, ép buộc trong nhiều khuôn khổ và được đón nhận với tâm lý thoải mái hơn, mọi người cũng sẽ bắt đầu chủ quan trong việc chủ động bảo vệ bản thân mình, nhất là với những ai chưa có đủ kiến thức về quan hệ tình dục an toàn.
Các chuyên gia sản - phụ khoa cho biết, giới trẻ hiện nay có suy nghĩ thoáng hơn khi quan hệ tình dục, và thường có thói quen đổi bạn tình. Đặc biệt, để đạt được sự khoái cảm nên nhiều người đã chọn quan hệ không an toàn, bằng cách: không sử dụng bao cao su, quan hệ đường miệng,... Đây được xem là thực trạng điển hình cho nhiều căn bệnh tình dục phổ biến, một trong số đó là sùi mào gà.
Tuy nhiên, không chỉ quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn mới gây ra bệnh sùi mào gà. Mà ngay cả 3 việc sau đây mà nhiều người thường chủ quan cũng chính là nguyên nhân gây ra bệnh.
3 con đường khác dễ gây lây nhiễm sùi mào gà
1. Tiếp xúc gián tiếp với mầm bệnh qua đồ dùng sinh hoạt của người nhiễm bệnh
Bạn hoàn toàn có thể bị sùi mào gà nếu có sự tiếp xúc gián tiếp với người nhiễm bệnh, chẳng hạn như dùng chung khăn mặt, bàn chải đánh răng, bồn cầu,… Nguyên nhân là virus HPV gây hoàn toàn có khả năng trú ngụ tại những vật dụng này. Khi dùng chung, bạn vô tình làm virus nguy hiểm này lây lan trên cơ thể, tấn công vào niêm mạc hay hệ hô hấp và từ đó gây nên bệnh sùi mào gà.
Ngoài ra, nếu có mặc chung quần áo hoặc mặc ngay các loại quần áo được thanh lý mà chưa giặt sạch sẽ cũng có thể khiến bạn mắc bệnh. Theo chuyên gia, trong một số trường hợp, những đồ này có thể còn chứa nhiều vi khuẩn, cả các loại vi trùng từ bệnh tật của người chủ cũ. Nếu đó là bệnh sùi mào gà, người mua lại, dùng sau sẽ có nguy cơ cao bị sùi mào gà. Ở một khía cạnh khác, chúng ta - những người mua đồ không hề biết rõ người bán hàng có tiền sử bệnh tật hay đang ủ mầm virus HPV trong người hay không.
Điều này thực sự rất may rủi, tốt hơn hết, khi mua bất kỳ loại quần áo nào, bạn cũng nên giặt sạch sẽ bằng tay và phơi ở nơi nhiều nắng để loại bỏ hết các mầm bệnh đang bám trên đồ (Ảnh: Internet)
2. Lây nhiễm qua đường truyền máu
Bệnh sùi mào gà có thời gian ủ bệnh khá lâu, từ 3 tuần đến 8 tháng. Trong thời gian ủ bệnh, người bệnh thường không có biểu hiện gì khác thường. Nếu trong thời gian này, người bệnh thực hiện truyền máu cho bất cứ người bệnh nào thì cũng vô tình truyền cả mầm bệnh gây sùi mào gà sang cho người đó.
3. Những con đường truyền nhiễm khác
Bệnh sùi mào gà có thể lây truyền từ mẹ bị nhiễm HPV sinh dục trong quá trình sinh nở, trong quá trình chăm sóc trẻ, hay dô sự can thiệp của y tế như chít hẹp bao quy đầu, công đoạn vệ sinh bộ phận sinh dục cho trẻ hoặc do người lớn bị bệnh lây sang cho trẻ. Trẻ nhỏ cũng có khả năng bị lây nhiễm sùi mào gà từ đồ dùng như khăn, đồ lót mặc vào người bị nhiễm virus HPV,...
Xem thêm: Đừng bao giờ coi thường dấu hiệu nôn trớ ở em bé
Quỳnh Giang
Theo Người đưa tin