Trang chủ Tra cứu Chuyên đề

Khi mang thai, cơ thể phái nữ sẽ thường gặp 6 hiện tượng phổ biến này

10:30 AM | 20/05/2023
Gia đình khỏe

Hành trình mang thai của phái nữ vất vả hơn chúng ta nghĩ. Vì không chỉ phải mang nặng thêm một sinh linh trong cơ thể, phái nữ còn phải trải qua khá nhiều thay đổi trong suốt 9 tháng thai kỳ. Trong đó, 6 hiện tượng sau đây là phổ biến nhất, ai mang thai cũng sẽ trải qua.

Chúng ta thường hay nói, mang thai là một hành trình vượt cạn mà người phụ nữ phải hy sinh hết tất cả mọi thứ của mình, chỉ để đảm bảo con cái được ra đời bình an. Từ bên trong cơ thể, trẻ sẽ rút nguồn canxi dự trữ trong xương của mẹ để hình thành khung xương, trẻ lấy máu của mẹ để hấp thụ nguồn dinh dưỡng. Đó là lý do vì sao khi mang thai, mẹ sẽ dễ bị nghén, chán ăn, buồn nôn và nôn, yếu cơ, nhức xương, chóng mặt,...

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, những biến đổi bên ngoài bên ngoài cơ thể cũng ảnh hưởng đến vẻ ngoài của mẹ. Chắc chắn là kể từ khi mang thai, mẹ bầu sẽ phải tạm biệt với những bộ cánh nóng bỏng, làn da trở nên xấu đi, cân nặng tăng lên vù vù. Đặc biệt là sẽ phải trải qua 6 hiện tượng khá “không tốt” như dưới đây. Nhưng bài viết này được ra đời với mục đích để không chỉ mẹ bầu mà là tất cả người đọc có thể nhìn thấy rõ hơn hành trình thai nghén vất vả và thiêng liêng như thế nào, sự hy sinh của người phụ nữ dành cho con cái to lớn như thế nào, để thêm hiểu và yêu thương người phụ nữ của mình hơn nhé.

6 hiện tượng phổ biến mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng sẽ trải qua

1. Size áo ngực thay đổi

Tăng cỡ áo ngực là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy một người phụ nữ đã bắt đầu hành trình mang thai.     Khi này, ngực của phái nữ sẽ luôn trở nên căng phồng và to ra trong tam cá nguyệt thứ nhất, đó là do sự gia tăng hormone estrogen và progesterone và việc này sẽ tiếp diễn cho đến cuối thai kỳ.

Khi mang thai, co the phai nu se thuong gap 6 hien tuong pho bien nay
 

Mẹ bầu cũng có thể phải lên size áo ngực 2 - 3 tháng/ lần, do phần vú to lên cũng có thể khiến dung tích phổi to ra (Ảnh: Internet)

2. Mũi nở to

Hiện tượng mũi nở to khi mang thai thường xuất hiện trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Nguyên nhân là do lượng máu lưu thông khắp cơ thể tăng lên, làm tăng lượng máu chảy vào mũi và gây ra hiện tượng nở mũi. Trong tam cá nguyệt cuối cùng, lượng nước tích tụ trên mặt tăng lên và có thể làm mũi sưng hơn nữa.

Tuy nhiên, các mẹ không nên quá lo lắng vì những thay đổi về hình dạng và kích thước nói chung chỉ là tạm thời, mọi thứ sẽ trở lại bình thường vào khoảng 6 tuần sau khi sinh.

3. Phần da bụng thay đổi

Hormone thai kỳ có thể gây ra những thay đổi về màu da. Một hiện tượng khá phổ biến của sự thay đổi này là trên bụng mẹ bầu đó là xuất hiện đường linea nigra - một đường sẫm màu chạy dọc từ giữa bụng kéo dài qua rốn. Bên cạnh đó, một số trường hợp khác sẽ xuất hiện tàn nhang hoặc vùng da giữa hai đùi sẫm màu hơn. Những thay đổi này dễ nhận thấy hơn ở những người có tông màu da sáng hơn.

Ngoài ra, mẹ bầu có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng rạn da do phần bụng sẽ tăng kích cỡ theo thời gian. Những vết rạn này sẽ hoàn toàn giữ yên trên bụng mẹ, chắc chắn là nó sẽ khá xấu xí nhưng mẹ có thể xem nó như một phần “kỷ niệm” khi mang thai. 

Khi mang thai, co the phai nu se thuong gap 6 hien tuong pho bien nay

Trong trường hợp mẹ muốn hạn chế các vết rạn da thì nên xoa dầu dưỡng thể, dầu chống rạn ngay từ khi chưa có bụng cho đến khi sinh con sau 3 tháng (Ảnh: Internet)

4. U nướu

Trong thời kỳ mang thai, khoảng 5% phụ nữ sẽ có những "khối u" nhỏ trên nướu. Khối u này thường xuất hiện trong khoảng từ tháng thứ ba đến tháng thứ sáu trong thai kỳ.

Tuy nhiên, các khối u không có gì đáng lo ngại. Chúng không phải là ung thư mà chỉ đơn giản là sưng nướu do hormone gây ra và sẽ biến mất sau khi sinh.

5. Da khô

Một sự thay đổi trong cơ thể khác mà mẹ có thể dễ nhận thấy khi mang thai là làn da trở nên khô, ngứa và bong tróc. Sự thay đổi nội tiết tố chính là “thủ phạm” gây ra vấn đề mà mẹ không lường trước được. Hơn nữa, cùng với sự phát triển của thai nhi, làn da mẹ sẽ trở nên khô do thiếu nước. Da lúc này dễ nhạy cảm hơn, dễ bị ngứa, dị ứng và nổi mẩn, đặc biệt là những vùng như mặt, tay chân, đùi, ngực…

6. Chân to hơn

Mẹ có thể sẽ bất ngờ khi thấy chân mình bỗng to hơn, không thể mang vừa các loại giày dép cũ khi mang thai. Nhất là vào khoảng thời cuối thai kỳ. Theo các chuyên gia sản - phụ khoa, sự gia tăng kích thước chân này có thể xảy ra do ba lý do:

- Một là trọng lượng cơ thể tăng lên khi mang thai khiến cho bàn chân phình to cũng như dài hơn

- Hai là do sự tăng sinh của hormone relaxin, giúp thư giãn xương và dây chằng nhằm mục đích tăng tính đàn hồi của cơ thể trong khi sinh. Điều này cũng làm cho dây chằng ở bàn chân giãn ra, từ đó làm tăng chiều dài của bàn chân

- Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng đó chính là hiện tượng sưng phù chân thường gặp ở thai kỳ - gây ra bởi do mạch máu ở bàn, bắp chân bị chèn ép

Khi mang thai, co the phai nu se thuong gap 6 hien tuong pho bien nay

Khi mang bầu, mẹ nên sắm thêm vài đôi giày/ dép lớn hơn 2 size so với size thông thường để việc di chuyển được thoải mái. Mẹ tuyệt đối không dùng giày cao gót, giày mũi nhọn, giày quá nhỏ vì sẽ gây đau chân hoặc té ngã cực nguy hiểm (Ảnh: Internet)

Trên đây là một số gợi ý dành cho các phụ nữ đang mang thai về chế độ dinh dưỡng giúp con sinh ra được thông minh, khỏe mạnh. Tuy nhiên chỉ mang tính chất tham khảo. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn nhận thêm nhiều kiến thức bổ ích và ứng dụng hiệu quả trong đời sống. 

Xem thêm: Mẹo nhỏ giúp bạn loại bỏ cặn bẩn, cao răng một cách dễ dàng

Quỳnh Giang

Theo Người đưa tin





 

Tin liên quan

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC