Trang chủ Tra cứu Chuyên đề

Khi bị thiếu hụt canxi, cơ thể của bạn sẽ xuất hiện 7 triệu chứng này

7:00 PM | 23/12/2024
Gia đình khỏe

Canxi đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể, không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương mà còn nhiều chức năng khác. Nên việc thiếu hụt canxi rất nguy hiểm. Do đó, ngay khi nhận thấy bản thân đang mắc phải 7 dấu hiệu này, hãy nhanh chóng bổ sung canxi cho cơ thể.

Canxi không chỉ đóng vai trò là "nguyên liệu xây dựng" hệ xương và răng, mà còn tham gia vào các quá trình chuyển hóa năng lượng, dẫn truyền thần kinh và duy trì sự co bóp của cơ tim. Khi cơ thể không nhận đủ lượng canxi cần thiết, bạn có thể đối mặt với những bất ổn từ nhẹ nhàng đến nghiêm trọng. 

Điều đáng nói là các triệu chứng thiếu hụt canxi thường diễn ra âm thầm, khiến nhiều người chủ quan và bỏ qua. Vậy, khi thiếu hụt canxi, cơ thể bạn sẽ gửi đến những tín hiệu nào?

1. Thường xuyên chuột rút

Thực tế, chuột rút về đêm khá phổ biến. Một thống kê được đăng trên tạp chí khoa học Mỹ cho biết, đến 60% người trưởng thành và 7% trẻ em bị chuột rút khi ngủ ít nhất một lần. Chuột rút có thể gây đau đớn khiến người mắc bất chợt tỉnh giấc.

Các chuyên gia sức khỏe cho biết, tình trạng chuột rút là một trong các triệu chứng thường thấy của việc thiếu hụt canxi. Vì khi thiếu canxi, cơ thể sẽ bị mất cân bằng chất diện giải, hạn chế sự hoạt động của các bộ phận xương, cơ, từ đó khiến cơ thể xuất hiện tình trạng chuột rút nhiều lần.

Khi bi thieu hut canxi, co the cua ban se xuat hien 7 trieu chung nay

Nhiều trường hợp chuột rút xảy ra thường xuyên, thậm chí một đêm có thể bị nhiều lần, làm gián đoạn giấc ngủ, khiến người bệnh khó ngủ hơn và khó ngủ sâu giấc hơn, lâu dần có thể dẫn tới tình trạng mất ngủ kéo dài (Ảnh: Internet)

2. Móng tay giòn, dễ gãy

Theo như các chuyên gia sức khỏe, hiện tượng móng tay giòn - dễ gãy có thể là tình trạng cơ thể chúng ta đang thiếu canxi. Do canxi có tham gia vào hầu hết quá trình hình thành tái tạo tóc và móng, nên việc thiếu hụt canxi khiến quá trình này bị gián đoạn, móng tay không còn chắc khỏe nên dễ bị gãy hơn.

3. Mất ngủ

Có một điều mà ít ai ngờ tới đó là canxi còn tham gia vào quá trình sản xuất ra melatonin - một loại hormone giúp điều hòa giấc ngủ cho con người. Nên khi cơ thể bị thiếu hụt canxi, các xung thần kinh có thể bị ức chế và luôn ở trạng thái không ổn định. Từ đó sẽ gây ra tình trạng hưng phấn hoặc căng thẳng quá mức. Nếu để tình trạng thiếu canxi kéo dài, người bệnh sẽ bị mất ngủ, ngủ không ngon giấc, giấc ngủ bị gián đoạn.

4. Chóng mặt

Tình trạng này xảy ra do việc thiếu canxi trong đường huyết sẽ gây hoa mắt và chóng mặt. Tình trạng này chỉ thoáng qua và sau đó cơ thể sẽ trở lại bình thường nên nhiều người sẽ bỏ qua khiến tình trạng thiếu canxi thêm nghiêm trọng.

5. Suy giảm trí nhớ

Khi nồng độ canxi trong cơ thể giảm xuống, sẽ làm tăng sản xuất cortisol - một loại hormone gây lo lắng khiến bạn khó tập trung hay bình ổn cảm xúc. Chứng hay quên ngắn hạn cũng liên quan đến sự suy giảm canxi. 

Khi bi thieu hut canxi, co the cua ban se xuat hien 7 trieu chung nay

Nếu tình trạng này kéo dài, sẽ dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng liên quan đến thần kinh như chán ăn, hay cáu gắt, lo lắng vô cớ, trầm cảm (Ảnh: Internet)

6. Rối loạn nhịp tim
Tim là một cơ quan phụ thuộc nhiều vào canxi để duy trì nhịp đập ổn định. Khi thiếu hụt canxi, bạn có thể cảm nhận tim đập nhanh, không đều hoặc đôi khi cảm giác hụt nhịp. Nếu triệu chứng này xuất hiện cùng với các biểu hiện khác, hãy nhanh chóng thăm khám bác sĩ để loại trừ nguy cơ bệnh lý tim mạch nghiêm trọng.

7. Dễ cáu gắt và tâm trạng bất ổn
Sự thiếu hụt canxi không chỉ gây ra các vấn đề về thể chất mà còn ảnh hưởng đến tâm lý. Canxi tham gia vào quá trình điều chỉnh hormone và dẫn truyền thần kinh, nên khi thiếu hụt, bạn dễ cảm thấy căng thẳng, cáu gắt và không ổn định về mặt cảm xúc. Tình trạng này thường bị hiểu lầm là stress thông thường, nhưng thực chất là một cảnh báo đáng chú ý từ cơ thể.

Nên bổ sung canxi như thế nào?

Thông thường, chúng ta sẽ được yêu cầu bổ sung canxi theo độ tuổi và số lượng như sau:

- Trẻ em từ 0 - 1 tuổi: 300mg - 500mg/ngày; trẻ em từ  2 - 18 tuổi: 600mg - 1000mg/ngày.

- Người trưởng thành từ 19 tuổi trở lên: 1100mg - 1300mg/ ngày.

Khi bi thieu hut canxi, co the cua ban se xuat hien 7 trieu chung nay

Canxi chiếm tới 99% hàm lượng trong khung xương, răng và 1% là ở trong máu của mỗi cơ thể. Nguồn thực phẩm chứa nhiều canxi có thể kể đến sữa và các loại thực phẩm làm từ sữa, cá béo, rau lá xanh, các loại đậu hạt, và ngũ cốc (Ảnh: Internet)

Nhìn chung, khi bắt gặp cơ thể bỗng xuất hiện 5 dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị thiếu canxi như trên, bạn có thể khắc phục bằng cách bổ sung nhiều hơn các loại thực phẩm cần thiết vào bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, trong trường hợp chế độ ăn uống không đáp ứng đủ lượng canxi cần thiết, khiến các hiện tượng trên kéo dài thì bạn nên đi khá và làm các xét nghiệm cần thiết để tìm nguyên nhân gây bệnh.

Xem thêm: 6 dấu hiệu này xuất hiện trên bàn tay cảnh báo lượng đường trong máu tăng cao

Quỳnh Giang

Theo Người đưa tin




 

Tin liên quan

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC