1. Giải phóng hormone melatonin
Một số kích thích tố khác nhau được giải phóng trong khi ngủ, với mục đích khác nhau. Trong đó, tuyến yên giải phóng hormone tăng trưởng để cơ thể phát triển và tự sửa chữa. Melatonin được mệnh danh là "hormone bóng đêm" có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh giấc ngủ. Nồng độ melatonin cao giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ sâu, ngược lại, nồng độ melatonin quá thấp sẽ gây rối loạn giấc ngủ và ngủ không sâu giấc.
Ánh sáng xanh từ màn hình của các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng, laptop có thể ảnh hưởng đến quá trình sản sinh loại hormone melatonin, khiến việc đi vào giấc ngủ của bạn khó khăn hơn, gây ra sự chậm trễ trong nhịp sinh học. Vì thế, nếu muốn ngủ sâu giấc, không nên sử dụng các thiết bị điện tử 1 tiếng trước khi ngủ (Ảnh: Internet)
2. Não bộ thực hiện chức năng sắp xếp và ghi nhớ thông tin
Bộ não thực sự khá bận rộn khi phải phân loại và lưu trữ thông tin. Quá trình này đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra những kỷ niệm dài hạn. Lý do là não phải củng cố tất cả thông tin được thu thập trong ngày và lưu trữ nó để sử dụng sau này.
Ngoài ra, theo trang Mercola, một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Rochester cũng phát hiện não bộ bận rộn vào ban đêm chẳng khác gì ban ngày. Làm thêm vào ban đêm là công việc bổ sung cho các hoạt động của não vào ban ngày. Khi thức, các tế bào não làm việc vất vả để xử lý các thông tin từ môi trường xung quanh. Và khi chúng ta ngủ, não vẫn tiếp tục làm việc chăm chỉ để loại bỏ những sản phẩm dư thừa được sinh ra khi thức. Những sản phẩm dư thừa đó chính là các độc tố có thể gây ra các rối loạn não, như bệnh Alzheimer. Hơn nữa, các nhà khoa học còn tìm thấy suốt thời gian ngủ, các tế bào não co nhỏ lại. Sự co nhỏ này chính là điều kiện cho phép loại bỏ chất dư thừa tốt hơn.
Khi chúng ta ngủ, não bộ sẽ thực hiện chức năng ghi nhớ thông tin (Ảnh: Internet)
3. Các cơ quan của hệ tiêu hoá hoạt động chức năng
- Từ 23h - 5h sáng hôm sau:
Thời gian đi ngủ là lúc các bộ phận túi mật, gan và phổi hoạt động sôi nổi nhất để loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia khuyên bạn nên đi ngủ trước 23 giờ để đảm bảo cho các bộ phận thải độc làm tốt nhất công việc của mình.
Chính vì hoạt động nhiều nên trong thời gian này, những người có bệnh về túi mật, gan sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu, người bệnh phổi sẽ ho nhiều hơn.
Tuy nhiên, trong khi ngủ, các bộ phận tim, ruột non và bàng quang sẽ có mức năng lượng thấp nhất. Điều này lý giải tại sao những người ăn đêm dễ thừa cân. Do đó, để giảm tải hoạt động cho ruột non, bàng quang và tim, bạn không nên ăn quá no, uống quá nhiều nước hay vận động quá mạnh trước khi đi ngủ.
- Từ 5h - 7h:
Buổi sáng là thời gian vàng để nuông chiều các bộ phận của hệ tiêu hóa. Trong đó, từ 5-7 giờ sáng là thời điểm tá tràng và ruột già được kích hoạt và làm việc hiệu quả nhất để thanh lọc cơ thể. Do đó, ngay sau khi thức dậy, bạn nên uống một ít nước lọc và đi bộ một đoạn ngắn hoặc tập thể dục nhẹ nhàng giúp cơ thể kích hoạt việc thải độc.
Để giảm nguy cơ táo bón, bạn có thể ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ trong bữa sáng, thực hiện các động tác xoa bóp, massage ruột già và vùng bụng dưới nằm bên phía cánh tay phải để giúp cơ quan này thải độc hiệu quả.
Theo vòng năng lượng tuần hoàn, khi ruột già đạt mức năng lượng cao nhất thì thận sẽ có mức năng lượng yếu nhất. Chính vì thế, những người bị suy chức năng thận thường sẽ cảm thấy khó dậy sớm được, do nồng độ cortisol (có tác dụng thúc đẩy bạn thức dậy) được sản xuất từ tuyến thượng thận của họ không đạt đỉnh như những người bình thường.
4. Giảm hormone căng thẳng
Khi ngủ, cơ thể chúng ta giảm nồng độ cortisol, loại hoóc môn liên quan đến căng thẳng, trong số giúp ích rất nhiều cho các chức năng khác, như điều hòa hệ tim mạch. Khi nồng độ cortisol quá cao, nó có thể góp phần thay đổi ham muốn tình dục của phụ nữ và chu kỳ kinh nguyệt của họ và có thể gây ra lo lắng và trầm cảm.
Quỳnh Giang
Theo Người đưa tin