Trang chủ Tra cứu Chuyên đề

Chuyên gia cho biết, có 3 thứ quen thuộc trong nhà bếp là nguồn cơn của bệnh xơ gan

10:30 AM | 16/09/2022
Gia đình khỏe

Thật bất ngờ khi mới đây, các nhà nghiên cứu đã cảnh báo 3 thứ cực kỳ quen thuộc trong gian bếp lại là nguồn cơn của bệnh xơ gan. Nếu bạn thắc mắc các vật dụng ấy là gì, và nó gây bệnh bằng cách nào thì hãy cùng Sức khoẻ Gia đình tìm hiểu nhé!

Theo thống kê của WHO, tỷ lệ mắc bệnh xơ gan ở Việt Nam đang ở mức khá cao, chiếm 5% dân số, trong đó, số ca tử vong do xơ gan chiếm đến 3% trong tổng số ca tử vong do các bệnh lý về gan gây ra.

Điều này chứng minh xơ gan là một căn bệnh nguy hiểm. Tình trạng xơ càng nặng, sợi xơ càng nhiều thì tế bào gan càng tổn thương. Thậm chí dẫn tới tử vong nếu bệnh không được kiểm soát và điều trị đúng với phác đồ của các bác sĩ.

Chuyen gia cho biet, co 3 thu quen thuoc trong nha bep la nguon con cua benh xo gan
Xơ gan khi diễn ra sẽ dẫn tới các triệu chứng như chán ăn, mệt mỏi, nước tiểu vàng, vàng da, xuất huyết tiêu hóa, giãn các tĩnh mạch tại thực quản hoặc dạ dày, phù chân, chướng bụng,… (Ảnh: Internet)

Khi nhắc đến nguyên nhân gây xơ gan, chúng ta sẽ nghĩ đến các yếu tố như lạm dụng rượu bia và thuốc lá, ăn uống thiếu khoa học, sử dụng thuốc vô tội vạ, thức khuya, lười vận động,... Đúng thế, đó đều là những yếu tố phổ biến thúc đẩy nguy cơ mắc bệnh xơ gan cho chúng ta. Tuy nhiên, mọi người vẫn còn quên mất một “sát thủ thầm lặng” khác, đó là chất độc được sinh ra từ nấm mốc có tên là Aflatoxin.

Chất độc Aflatoxin được WHO đã xếp là một trong những chất độc gây ung thư hàng đầu. Nếu không may ăn phải, chỉ với lượng nhỏ 1mg đã có thể gây xơ gan và ung thư gan. Nguy hiểm là thế, nhưng không ngờ rằng mầm mống của loại chất độc này lại luôn hiện diện trong gian bếp của chúng ta, ẩn mình dưới 3 thứ cực kỳ quen thuộc sau đây.

1. Đũa ăn hàng ngày

Đũa ăn là vật dụng mà chúng ta sử dụng hàng ngày, điều này khiến nguy cơ phải đối mặt với loại chất độc Aflatoxin cũng rất cao. Đặc biệt là với gia đình nào thường sử dụng đũa gỗ, đũa tre thì cần phải chú ý nhiều hơn. Theo đó, đũa ăn là những vật dụng rất khó tẩy cặn thức ăn, rất bám nước. Khi không được bảo quản đúng cách, đũa rất dễ bị ẩm ướt và sinh ra nấm mốc, từ đó làm xuất hiện chất độc Aflatoxin.

Trong khi đó, theo tài liệu nghiên cứu của Cục Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) Hoa Kỳ, nấm mốc Aflatoxin hoạt động rất bền bỉ với nhiệt. Hoá chất này dạng tinh thể trắng, không bị phân huỷ khi đun nấu thông thường nên rất khó xử lý. Nên dù ta có dùng đũa này để nấu ăn, ăn thức ăn nóng hay tẩy rửa nước nóng thì cũng không thể xử lý được chất độc hoàn toàn.

Chuyen gia cho biet, co 3 thu quen thuoc trong nha bep la nguon con cua benh xo gan
Các chuyên gia khuyến khích chúng ta nên thay đổi bằng đũa kim loại để bảo đảm vệ sinh. Hoặc nếu sử dụng đũa gỗ, đũa tre thì cần thực hiện tổng tẩy rửa ít nhất 1 tuần/ lần, bằng cách rửa sạch và chần vào nước sôi từ khoảng 1 - 2 phút, sau đó phơi khô bằng bằng quạt. Ngoài ra, hãy thay toàn bộ đũa ăn cứ sau 3 - 6 tháng sử dụng (Ảnh: Internet)

2. Thớt

Lại thêm một vật dụng cực kỳ thân thuộc trong giạn bếp của chúng ta ẩn chứa nguy cơ gây xơ gan. Thớt được xem là một món đồ đa năng trong việc sơ chế thực phẩm, từ thái thịt cắt rau cho đến gọt hoa quả. Tuy nhiên, cũng vì đa năng như thế mà nguy cơ sản sinh nấm mốc và chất độc Aflatoxin ở thớt cũng cực kỳ cao.

Cụ thể, cứ mỗi lần sơ chế thì bề mặt của thớt lại tích tụ nhiều thêm các loại vi khuẩn có trong thực phẩm, đặc biệt là thịt sống hoặc rau. Nếu sau khi sơ chế, thớt không được vệ sinh kỹ và bảo quản nơi khô ráo, sẽ rất dễ dẫn đến ẩm ướt. Từ đó tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển, đồng thời tăng sinh nấm mốc chứa Aflatoxin. Về sau, khi lại tiếp tục sử dụng đến thớt, các chất độc và vi khuẩn gây hại sẽ bám lên thức ăn và xâm nhập vào cơ thể của ta. Điều này sẽ dễ xảy ra hơn với những gia đình thường dùng một thớt để vừa sơ chế đồ sống vừa cắt thái đồ chín.

Vì thế, nếu không muốn sức khoẻ của gia đình bị ảnh hưởng, tốt hơn hết thì chúng ta cần “chịu khó” vệ sinh thớt thật kỹ. Nên nhớ là hay chọn loại thớt chất lượng cao, cũng như thường xuyên thay mới 6 tháng - 1 năm/ lần. Nên rửa thớt với nước ấm, để ở nơi khô ráo, khử trùng định kỳ bằng thuốc diệt nấm và luôn rửa lại trước mỗi lần sử dụng.

3. Các loại đậu, hạt

Các gia đình người Việt ta thường rất có thói quen là trữ các loại đậu, hạt ở trong bếp như: đậu xanh, đậu đen, đậu lạc,... để phòng cho trường hợp “cần là có ngay”. Ngoài ra, cũng không ít người nghĩ rằng các loại đậu này đều thực phẩm thô, nên để lâu cũng không sao. 

Có một sự thật mà đến nay vẫn còn nhiều người chưa biết, đó là các loại đậu, hạt tuy là thực phẩm thô có thể để được lâu, nhưng chỉ thật sự đúng nếu ta biết cách bảo quản. Việc bảo quản không đúng cách, để ở nơi ẩm ướt, kém vệ sinh thì các loại đậu, hạt này vẫn sẽ sản sinh ra nấm mốc như thường. Một số người khi thấy các loại đâu, hạt bị mốc nhưng vì tiếc mà vẫn cố sử dụng, không nghĩ rằng nó sẽ dẫn tới nhiều nguy cơ sức khoẻ cho chúng ta. Vì dù cho ta đã chế biến các loại thực phẩm này dưới nhiệt độ cao, thì vẫn còn tàn dư của chất độc bám lại - nhất là Aflatoxin.

Chuyen gia cho biet, co 3 thu quen thuoc trong nha bep la nguon con cua benh xo gan
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lạc là loại hạt dễ bị sâu mọt, vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập nhất. Chính vì thế, khi lạc bị mốc thì nên bỏ đi, dù có chế biến ở nhiệt độ cao, ăn vào vẫn gây nguy hiểm (Ảnh: Internet)

Cách tốt nhất giúp các loại hạt, đậu để được lâu là chúng ta cần phải làm sạch đậu để loại bỏ các loại tạp chất trước, sau đó phơi khô và cất vào trong những vật dụng bảo quản đã được vệ sinh sạch sẽ, đậy chặt và đặt ở nơi thoáng khí, không tiếp xúc ánh mặt trời. Một mẹo hay để mọi người có thể bảo quản các loại đậu hạt được lâu hơn, đó là rải một lớp tro lên trước, che lại bằng một tờ giấy mỏng rồi mới đổ đậu, hạt vào. Cách làm này có tác dụng hút ẩm, ngăn ngừa hạt bị nấm mốc rất hiệu quả.

Trên đây là 3 thứ cực kỳ quen thuộc trong gian bếp của chúng ta lại ẩn chứa nguy cơ xơ gan mà mọi người cần chú ý. Vì đều là những thứ quen thuộc không thể bỏ đi, nên chúng ta phải biết cách để khắc phục và hạn chế các yếu tố nguy cơ hình thành bệnh. Mong rằng bài viết đã mang đến những thông tin và lời khuyên hữu ích, giúp bạn bảo vệ được sức khoẻ của bản thân và gia đình.

Xem thêm: 6 dấu hiệu này xuất hiện trên bàn tay cảnh báo lượng đường trong máu tăng cao

Quỳnh Giang

Theo Người đưa tin

Tin liên quan

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC