Nói sâu hơn về tình trạng ung thư dạ dày, các bác sĩ chuyên khoa Nội Tiêu hóa cho biết, ung thư dạ dày là một căn bệnh ác tính, khởi phát từ tình trạng tổn thương dạ dày không được kiểm soát, ví dụ như: đau dạ dày, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày,... Những thương tổn này theo thời gian sẽ khiến các tế bào trong dạ dày bị hư hại, phát triển thành khối u tạo thành bệnh ung thư.
Ung thư dạ dày được đánh giá là nguy hiểm và đang dần phổ biến ở mọi đối tượng. Mỗi năm, nước ta ghi nhận hơn 17.000 ca mắc mới và hơn 15.000 trường hợp tử vong vì căn bệnh này. Từ số liệu trên cho thấy, người dân nước ta - đặc biệt là nhóm người trẻ - rất kém trong việc chủ động bảo vệ sức khoẻ của bản thân, cụ thể là cơ quan dạ dày. Nhiều người cũng không có thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ, nên khi phát hiện ra bệnh thì bệnh đã tiến triển đến giai đoạn giữa hoặc cuối.
Nhiều người cho rằng, nếu biết cách ngăn chặn (cho người chưa mắc các bệnh lý dạ dày) hay kiểm soát (với người đã mắc các bệnh lý dạ dày) từ sớm, thì sẽ tránh khỏi nguy cơ bị ung thư dạ dày. Tuy nhiên, phải làm sao xác định được nguy cơ mắc bệnh từ sớm? Theo đó, có 3 dấu hiệu xuất hiện thường xuyên sau bữa ăn ngầm cảnh báo dạ dày đang gặp vấn đề, mọi người cần chú ý và thăm khám ngay sau khi phát hiện.
3 dấu hiệu cảnh báo dạ dày đang gặp vấn đề, mọi người cần nắm rõ để điều trị ngay
1. Bị tiêu chảy sau khi ăn
Với những người khỏe mạnh, thời gian để tiêu hóa thức ăn sẽ rơi vào khoảng từ 4 - 6 giờ sau bữa ăn, nên thời gian để cơ thể bắt đầu hoạt động đào thải sẽ từ sau 30 phút khi quá trình tiêu hóa kết thúc. Tuy nhiên, nếu mọi người chỉ vừa ăn xong mà đã cảm thấy khó chịu ở bụng và chỉ muốn vào nhà vệ sinh để đi đại tiện ngay thì cần phải lưu ý.
Đặc biệt, đại tiện bất thường nếu có đi kèm với hiện tượng tiêu chảy hoặc phân có mùi lạ, lẫn máu sau khi ăn uống thì hơn 90% là dạ dày của mọi người đang bị tổn thương. Ngoài bị tiêu chảy, dấu hiệu đi ngoài ra phân đen cũng có thể ngầm cảnh báo nguy cơ bị viêm loét dạ dày. Theo thời gian, tình trạng bệnh này kéo dài có thể chuyển hóa thành ung thư dạ dày.
Nếu thấy việc đi đại tiện diễn ra bất thường kèm theo nhiều biểu hiện lạ như phân đen, tiêu chảy, chảy máu,... thì mọi người nên thăm khám dạ dày ngay, nhằm tìm ra nguyên nhân chính xác (Ảnh: Internet)
2. Cảm thấy buồn nôn và nôn
Thực tế, nếu nhận thấy tình trạng buồn nôn và nôn diễn ra thường xuyên - thì rất có thể các khối u có trong dạ dày đang bắt đầu “rục rịch”. Cụ thể, theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa Nội Tiêu hóa, buồn nôn và nôn rất thường xuyên được xem là giai đoạn đầu của ung thư dạ dày. Đây là lúc dạ dày bị kích thích và tổn thương bên trong nên không thể chuyển hóa thức ăn được. Tuy nhiên, nhiều người lại khá chủ quan và bỏ qua dấu hiệu này. Do đó, nếu cứ thấy ăn xong lại muốn nôn và nôn khan, mọi người nên thăm khám ngay để tăng cơ hội điều trị khỏi bệnh nhanh hơn.
3. Chướng bụng, khó tiêu
Tình trạng này vốn là dấu hiệu thường thấy của các bệnh lý dạ dày, thông thường là viêm loét dạ dày hoặc trào ngược dạ dày. Nguyên nhân có thể là do axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản, từ đó khiến cơ thể có cảm giác khó tiêu, đầy hơi.
Tuy nhiên, chướng bụng - khó tiêu cũng có thể là dấu hiệu ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư dạ dày nếu có đi kèm với biểu hiện chán ăn, buồn nôn nhẹ và nôn, ăn uống kém ngon miệng, mệt mỏi.
Nếu mọi người thường xuyên có cảm giác chướng bụng - khó tiêu sau bữa ăn thì nên chủ động tới bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt (Ảnh: Internet)
Trên đây là 3 dấu hiệu sau khi ăn cảnh báo nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. Nếu nhận thấy mình thường xuyên mắc phải những tình trạng này, cần thăm khám ngay để phòng bệnh hiệu quả. Ngoài ra, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, nếu muốn dạ dày luôn khỏe mạnh thì mọi người nên xây dựng một lối sống lành mạnh hơn. Đặc biệt là hãy từ bỏ ngay những thói quen xấu - vì nó không chỉ gây ảnh hưởng cho dạ dày mà là còn là các cơ quan khác trong cơ thể nữa.
Xem thêm: 6 dấu hiệu này xuất hiện trên bàn tay cảnh báo lượng đường trong máu tăng cao
Quỳnh Giang
Theo Người đưa tin