Mọi người thường liên tưởng các bệnh theo mùa khi thời tiết lạnh đến. Tuy nhiên, vấn đề sức khỏe cũng có thể xảy ra vào mùa hè. Vì vậy, điều quan trọng là phải luôn cập nhật thông tin và thực hiện những thay đổi cần thiết trong chế độ ăn uống cũng như thói quen hàng ngày để tránh bị bệnh. Chúng ta biết rằng nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến mắt, da, hệ tiêu hóa và toàn bộ cơ thể nói chung. Hãy cùng tìm hiểu những căn bệnh phổ biến nào gây ra cho cơ thể trong mùa hè và cách đảm bảo bạn luôn khỏe mạnh.
Mất nước
![]() |
Mất nước có nghĩa là cơ thể bạn đã mất nhiều chất lỏng hơn mức cần thiết. Nguyên nhân là do không uống đủ nước hoặc mất nhiều hơn lượng nước nạp vào. Vào mùa hè, mọi người đổ mồ hôi rất nhiều và điều quan trọng là phải bổ sung lượng nước trong cơ thể bằng cách uống nước và uống nước trái cây.
Đột quỵ nhiệt
Cũng giống như tình trạng mất nước, những tháng hè nắng nóng cũng có thể dẫn đến say nắng. Đây là tình trạng nghiêm trọng nhất liên quan đến nhiệt (nắng nóng), xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng nhanh do nhiệt độ và độ ẩm cao. Đột quỵ do nhiệt thường xảy ra trước các dấu hiệu kiệt sức điển hình như đau đầu, chóng mặt và mệt mỏi, đôi khi bất tỉnh. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy nội tạng và tử vong. Để giải quyết tình trạng tăng thân nhiệt, bắt buộc phải làm mát cơ thể từ bên trong và bên ngoài bằng cách uống nhiều nước, tiếp xúc với không khí lạnh.
Ngộ độc thực phẩm
Không uống đủ nước vào mùa hè có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm, xảy ra khi bạn tiếp xúc với thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm. Hãy nhớ rằng nhiệt độ ấm hơn có thể đẩy nhanh sự phát triển của vi khuẩn có hại trong thực phẩm, có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Trong một số trường hợp, ngộ độc thực phẩm có thể dẫn đến tử vong. Để ngăn chặn điều đó, hãy giảm ăn ngoài, đặc biệt là ở những gánh hàng rong. Đảm bảo xử lý và bảo quản thực phẩm đúng cách và trước khi nấu hoặc ăn thực phẩm, hãy rửa tay thật kỹ.
Cúm
Hầu hết mọi người tin rằng bệnh cúm xảy ra vào mùa đông. Nhưng chúng ta nên biết rằng khi mọi người đi du lịch hoặc ở bất kỳ nơi đông người nào, chúng ta rất dễ bị nhiễm vi-rút cúm, có thể bay trong không khí. Do đó, điều quan trọng là phải tiêm phòng hàng năm, thực hành vệ sinh bằng cách rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi chạm vào các bề mặt chung và tránh xa những người bị bệnh.
Cháy nắng
![]() |
Đây cũng là vấn đề thường gặp trong mùa hè. Cháy nắng xảy ra khi da tiếp xúc kéo dài với ánh nắng mặt trời và các tia cực tím (UV) có hại làm tổn thương tế bào da. Tiếp xúc quá nhiều với bức xạ như vậy có thể dẫn đến phát ban đau đớn ở mặt, cánh tay, chân. Cháy nắng dẫn đến đỏ da, phồng rộp và bong tróc da. Để ngăn ngừa, hãy uống nước và giữ ẩm cho da, thoa kem chống nắng khi ra khỏi nhà và che chắn vùng da tiếp xúc nếu có thể. Nếu không, hãy hạn chế thời gian bạn ở ngoài trời nắng.
Làm thế nào để phòng ngừa
Hãy làm theo những lời khuyên sau để tránh nóng và giữ nước, làm mát cơ thể, phòng ngừa các tình trạng nguy hiểm liên quan đến nhiệt (nắng nóng):
- Mặc quần áo nhẹ, sáng màu và rộng rãi.
- Dành nhiều thời gian trong nhà với các thiết bị làm mát (điều hòa, quạt…) khi thời tiết nắng nóng. Hạn chế sử dụng bếp và lò nướng để giữ cho ngôi nhà mát mẻ hơn.
- Hạn chế các hoạt động ngoài trời khi nắng nóng: Chỉ nên thực hiện vào buổi sáng và buổi chiều tối khi trời mát hơn. Nếu bạn đang tập thể dục hoặc chơi thể thao, hãy thường xuyên nghỉ ngơi trong bóng râm.
- Lưu ý khi tập thể dục: Hãy dừng lại ngay nếu tim đập mạnh, khó thở hoặc cảm thấy lâng lâng. Tìm ngay đến chỗ mát mẻ, nghỉ ngơi và bổ sung đủ nước.
- Hãy che chắn bản thân khỏi ánh nắng mặt trời: Trước khi ra ngoài, hãy bôi kem chống nắng phổ rộng có chỉ số SPF ít nhất là 30, đồng thời đội mũ và che nắng. Cháy nắng khiến cơ thể khó hạ nhiệt hơn và có thể khiến bạn mất nước.
- Theo dõi thời tiết cảnh báo nhiệt độ hàng ngày để có cách phòng tránh.
- Nếu bạn đang bắt đầu một công việc mới hoặc hoạt động khác đòi hỏi phải gắng sức trong điều kiện nắng nóng, hãy tiếp xúc với nhiệt độ nóng dần dần trong 2 hoặc 3 ngày để cơ thể quen dần.
- Khi trời nóng, hãy uống nhiều nước hoặc chất lỏng khác hơn bình thường, ngay cả khi bạn không hoạt động nhiều.
- Cắt giảm đồ uống có đường hoặc cồn vì chúng có thể dẫn đến mất nước.
- Nói chuyện với bác sĩ trước khi uống đồ uống thể thao nếu bạn theo chế độ ăn ít muối hoặc mắc bệnh đái tháo đường, huyết áp cao hoặc các tình trạng sức khỏe khác…
Thanh Thanh
Theo Người đưa tin