Trang chủ Tra cứu Chuyên đề

5 sai lầm về chăm sóc sức khỏe mà bạn không nhận ra mình đang mắc phải

5:30 PM | 09/11/2023
Gia đình khỏe

Có ý thức chăm sóc sức khỏe là một điều rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả như mong muốn, điều quan trọng nhất là mọi người phải hiểu được bản chất của nó. Vì theo các chuyên gia sức khỏe, chúng ta thường rất dễ mắc những sai lầm khiến việc chăm sóc không đạt hiệu quả, thậm chí còn gây hại ngược lại, thường thấy nhất là 7 sai lầm này.

Theo lời của Lily Allen - một giáo viên yoga và là người sáng lập của Wild Yoga Tribe (Mỹ) cho hay, các học viên của cô và những người xung quanh cô đều thường phạm phải nhiều sai lầm trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân. Mặc dù việc nhận thức và đáp ứng các nhu cầu của mỗi người là chẳng có gì sai, nhưng điều quan trọng là giới hạn của cho việc đó nằm ở đâu.

Nếu bạn muốn sức khỏe của mình được nâng cao, đầu óc luôn minh mẫn và tỉnh táo thì bạn không nên nằm trên giường để nghỉ ngơi đến 12 tiếng. Bạn biết bạn không nên nhịn đói, không có nghĩa là bạn được ăn quá nhiều. Nói một cách ngắn gọn, chăm sóc sức khỏe là đáp ứng những gì cơ thể cần, chứ không phải đáp ứng những gì chúng ta muốn. Thật tiếc vì rất ít người có thể hiểu rõ được bản chất của việc này, từ đó lại vô tình làm hại ngược lại sức khỏe của bản thân. Đơn cử là với 5 thói quen sau đây.

1. Tập luyện quá sức

Vận động hoặc tập thể dục - thể thao vốn dĩ rất được khuyến khích nhờ vào mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, chẳng hạn như: giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tránh thừa cân - béo phì, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường tuần hoàn máu, giảm cholesterol xấu trong máu, đặc biệt là hỗ trợ nâng cao sức khỏe cơ xương khớp và tim mạch.

Cũng chính vì thế mà có nhiều người nghĩ rằng, khi tập luyện cần phải tập thật nhiều thì mới đúng và tốt cho sức khỏe. Nhưng các chuyên gia khẳng định, lầm tưởng này sẽ khiến sức khỏe của chúng ta kém dần, đồng thời làm tăng nguy cơ lão hoá sớm.

Đặc biệt với những người rèn luyện sức khỏe bằng các bài tập cường độ cao thì càng dễ mắc phải tình trạng này. Các chuyên gia thể hình đã nhiều lần cảnh báo, mỗi người chỉ nên dành 3 buổi/ tuần và một buổi không quá 55 phút cho các bài tập cường độ cao - vì đây đều là các bài tập đòi hỏi sức bền. Việc luyện tập quá sức bằng cách thực hiện mỗi ngày, nhiều giờ liên tục có thể gây ra tình trạng “ngộ độc tim” gây rối loạn nhịp tim (arrhythmia) và làm gia tăng nguy cơ đột quỵ do truỵ tim.

Bên cạnh đó, vận động quá mức tăng tác động cơ học lên bề mặt sụn khớp, có thể làm hỏng sụn và gây ra các vết nứt nhỏ ở xương dưới sụn, đẩy nhanh tiến trình thoái hóa khớp. Trong khi đó, việc nghỉ ngơi không đủ có thể ức chế tiến trình tái tạo sụn và xương dưới sụn, khiến tổn thương ở các khớp khó phục hồi hơn.

5 sai lam ve cham soc suc khoe ma ban khong nhan ra minh dang mac phai

Trong thời gian nghỉ ngơi, mọi người chỉ nên đi bộ hoặc thực hiện một số động tác đơn giản để thư giãn cơ bắp, tuyệt đối không vận động mạnh (Ảnh: Internet)

2. Tập thể dục sau khi ăn no

Nhiều người e sợ ăn no mà không tập thể dục có thể làm tích tụ mỡ nên đã đứng dậy luyện tập ngay sau bữa ăn. Nhưng mọi người cần lưu ý, hành động này là một sai lầm và nó sẽ gây hại đến sức khỏe của chúng ta.

Bởi vì khi ăn no, máu trong cơ thể sẽ tập trung đến dạ dày và một số bộ phận khác để thực hiện chức năng tiêu hóa. Nếu tập thể dục trong lúc này sẽ khiến nhịp sinh học vốn đang ổn định của cơ thể bị rối loạn, gây ra hiện tượng đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, chuột rút, đau bụng, thức ăn không tiêu hóa được sẽ khiến bạn rất khó chịu và không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động.

Tình trạng này nếu diễn ra trong một thời gian dài sẽ gây viêm loét dạ dày và các bộ phận của hệ tiêu hóa rất nguy hiểm. Do đó, chỉ nên tập thể dục sau khi ăn tối thiểu 2 tiếng nhằm đảm bảo sức khỏe cho cơ thể.

3. Uống nước quá nhiều

Đầu tiên, mọi người cần hiểu là nước đối với con người cực kỳ quan trọng, vì “70% trọng lượng cơ thể của chúng ta là nước”. Theo các chuyên gia sức khỏe, nước có khả năng cung cấp nguồn khoáng chất, làm trơn mạch máu giúp việc vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy đến các cơ quan - tế bào trong cơ thể trơn tru hơn. Đặc biệt, nhờ vào nước, cơ thể có thể tự điều hòa thân nhiệt ở ngưỡng cân bằng (khoảng 37 độ C) khi có sự thay đổi về thời tiết hay nhiệt độ.

Về cơ bản, chúng ta sẽ cần từ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày (có thể tăng giảm tùy thuộc vào thể trạng, thói quen vận động của mỗi người trong ngày) nhưng không nên quá uống quá 5 lít nước hoặc hơn 20 cốc nước/ ngày.

uống nước quá nhiều nước có thể khiến thận không thể loại bỏ lượng nước dư thừa. Hàm lượng natri trong máu trở nên loãng - hay còn được gọi là được gọi là hạ natri máu. Trong khi đó, natri là một nguyên tố quan trọng giúp giữ cân bằng chất lỏng trong và ngoài tế bào. Khi mức độ của nó giảm xuống do lượng nước trong cơ thể cao, chất lỏng sẽ xâm nhập vào bên trong các tế bào. Sau đó, các tế bào phù lên tăng nguy cơ bị co giật, hôn mê, rối loạn chức năng não, khiến ta bắt đầu rơi vào trạng thái như lú lẫn, buồn ngủ và đau đầu. Nếu áp lực này tăng lên, nó có thể gây ra các tình trạng như tăng huyết áp và nhịp tim chậm.

5 sai lam ve cham soc suc khoe ma ban khong nhan ra minh dang mac phai

Tình trạng hạ natri máu có thể gây đe dọa tính mạng bằng những tình trạng sức khỏe kể trên nếu không được nhân viên y tế xử trí kịp thời (Ảnh: Internet)

4. Tự ý cắt tinh bột để giảm cân

Nhiều người nghĩ rằng, tinh bột (hay còn gọi là carbohydrate - nhóm chất thường được tìm thấy chủ yếu trong cơm trắng, bánh mì, nui, khoai, ngũ cốc và các loại hạt) là yếu tố gây tăng cân. Do vậy, chỉ cần thực phẩm nào có chứa tinh bột đều sẽ bị loại bỏ khỏi khẩu phần ăn hằng ngày. Họ còn khẳng định, cắt giảm tinh bột có thể giúp đốt cháy calo và đẩy nhanh tốc độ giảm mỡ.

Tuy nhiên, tinh bột có một vai trò quan trọng đối với sức khỏe chúng ta. Trước hết, dưỡng chất này là nguồn năng lượng chính của cơ thể, dưới dạng glucose (được chuyển hoá từ đường và tinh bột thông qua quá trình tiêu hoá và hấp thu vào máu). Sau đó, cơ thể sử dụng glucose để tạo ra năng lượng, phục vụ cho mọi hoạt động của con người. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng bảo vệ cơ thể trước các nguy cơ bệnh tật. Đó là lý do vì sao, khi kéo dài tình trạng cắt giảm tinh bột một cách cực đoan và kiêng khem, sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

5 sai lam ve cham soc suc khoe ma ban khong nhan ra minh dang mac phai

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị, lượng carbohydrate ăn vào mỗi ngày nên là 225 - 325 gam. Việc bạn cắt giảm lượng tinh bột một cách quá mức sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất, gây ra loãng xương, rối loạn tiêu hóa, và có thể làm tăng nguy cơ của nhiều bệnh mạn tính (Ảnh: Internet)

5. Tự ý bổ sung các loại thuốc bổ

Đây là thói quen thường thấy của nhiều người - nhưng đa phần diễn ra ở các bậc phụ huynh có con nhỏ hơn. Nhiều chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo rằng việc tự ý cho trẻ uống thuốc đề kháng, hoặc thuốc bổ mà không được kê đơn bởi bác sĩ là điều cực kỳ nguy hiểm.

Vì sao nó lại nguy hiểm? Biết răng các loại thuốc bổ, thực phẩm bổ sung được sản xuất ra nhằm mục đích nâng cao sức khoẻ, tuy nhiên nó chỉ có tác dụng khi được dùng đúng cách, đúng liều lượng. Việc tự ý cho uống thuốc mà không sự hướng dẫn và kiểm soát của bác sĩ có thể dẫn tới nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Lấy ví dụ đơn giản nhất như câu chuyện bổ sung vitamin C cho trẻ, lâu nay, nhiều người vẫn nghĩ vitamin C rất lành, có thể cho con uống thoải mái. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy, liều vitamin C trên 2.000 mg có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng. Chưa kể, bổ sung vitamin C sai cách có thể khiến cơ thể tích trữ quá nhiều sắt và có thể dẫn tới bệnh lý sỏi thận.

Xem thêm: Cảnh báo 7 biến chứng nguy hiểm của việc vệ sinh răng miệng sai cách

Quỳnh Giang

Theo Người đưa tin

 

Tin liên quan

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC