Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, trên thế giới đang ghi nhận hơn 2,1 tỷ người bị béo phì, chiếm trên 30% dân số và có dấu hiệu tăng nhanh hơn vào những năm tới. Nếu chỉ tính riêng tại Việt Nam thì tỷ lệ người mắc bệnh béo phì đã chiếm hơn 6,6% dân số (tương đương gần 6 triệu người). Nhiều chuyên gia sức khỏe đưa ra dự đoán, dựa trên mức độ gia tăng như hiện tại, vào năm 2030 sẽ có khoảng 50% dân số thế giới bị thừa cân và béo phì. Điều đáng lo ngại là tình trạng này đang ngày càng trẻ hóa, tạo gánh nặng lớn cho ngành y toàn cầu.
Vì sao lại nói tình trạng béo phì là gánh nặng cho ngành y toàn cầu? Theo giải thích của các chuyên gia, tình trạng béo phì luôn là một trong những yếu tố làm tăng nặng các bệnh mãn tính - chuyển hóa như: cao huyết áp, tiểu đường loại 2, tim mạch (xơ vữa động mạch, suy mạch vành,... ), xương khớp (thoái hoá xương khớp, viêm khớp,... ), hay ung thư (ung thư gan, ung thư dạ dày,... ). Và đồng thời, béo phì cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến có thể dẫn tới các loại bệnh nguy hiểm kể trên. Việc toàn cầu đang có hơn 30% dân số bị béo phì - tức là đang có hơn 30% người “cầm án treo” các loại bệnh nguy hiểm. Các y bác sĩ khẳng định rằng họ sẽ không thể nào kiểm soát được tại thời điểm nào thì người béo phì sẽ phát bệnh, và tại thời điểm nào thì người bệnh sẽ gặp nguy hiểm để kịp thời cứu chữa. Đó chính là gánh nặng mà ngành y toàn cầu đang phải đối mặt đối với tình trạng sức khỏe này.
Tình trạng béo phì - thừa cân vẫn luôn là “bài toán khó” để giải quyết đối với các chuyên gia sức khỏe (Ảnh: Internet)
Thực tế thì có không ít người béo phì có thể nhận thức được tình trạng sức khỏe và cả vẻ ngoài của mình, nên họ đã luôn cố gắng tìm cách giảm cân. Tuy nhiên, ngay cả những người bình thường chỉ mới lên từ 1 - 2kg thôi cũng phải mất từ 2 - 3 tuần để giảm cân. Đối với người béo phì thì thời gian này sẽ càng lâu hơn, vất vả và mệt mỏi hơn, mà không phải ai cũng có đủ kiên trì để thực hiện điều này. Đặc biệt, hơn 75% người béo phì đều thừa nhận họ không thể cưỡng lại cảm giác thèm ăn, khiến họ không thể giảm cân được dù rất muốn.
Để ngăn chặn nguy cơ béo phì ngay từ ban đầu, các chuyên gia khuyên chúng ta nên kiểm soát chế độ ăn uống của mình, đồng thời ngay khi nhận ra 5 dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang âm thầm béo lên, thì hãy ngay lập tức thiết lập chế độ giảm cân phù hợp.
1. Ngày càng thèm ăn, luôn có cảm giác đói
Ăn quá nhiều là nguyên nhân gây béo phì. Trừ khi mắc các bệnh đặc biệt, cảm giác thèm ăn tăng đột ngột, ăn uống thất thường là dấu hiệu của bệnh béo phì.
Cùng với đó, thói quen ăn uống thất thường dễ gây cảm giác đói nhanh chóng. Việc ăn uống liên tục dẫn đến đường huyết giao động nhanh, insulin tiết ra liên tục sẽ chuyển hóa nhiều calo thành mỡ thừa tích trữ trong cơ thể.
Nếu nhận thấy mình thường xuyên thèm ăn hoặc đói bất thường - đặc biệt là vào ban đêm thì khả năng cao là cơ thể bạn đang béo lên, và đang đòi hỏi thêm nguồn thức ăn để có năng lượng hoạt động (Ảnh: Internet)
2. Thiếu ngủ, buồn ngủ vào ban ngày
Thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến việc tiết ra leptin - một chất có tác dụng ức chế cảm giác thèm ăn. Việc hạn chế tiết leptin sẽ dẫn đến tăng cảm giác thèm ăn và cân nặng cũng ngày một tăng cao.
Không chỉ vậy, việc buồn ngủ ngay cả vào ban ngày cũng có liên quan đến béo phì. Béo phì là một bệnh viêm mãn tính tăng cảm giác mệt mỏi. Việc duy trì cân nặng hợp lý sẽ tránh một vòng luẩn quẩn giữa béo phì và cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ.
3. Dễ khát
Chế độ ăn uống không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến lượng đường và natri máu thay đổi bất thường. Để duy trì sự cân bằng máu, cơ thể tăng cường đi tiểu và từ đó cũng tăng cảm giác khát.
Đặc biệt nên lưu ý, khi có cảm giác khát không nên nạp vào cơ thể thêm những đồ uống có đường bởi chúng không nhưng chẳng thể làm dịu cơn khát mà còn liên tục làm tăng lượng đường nạp vào cơ thể, từ đó dẫn đến dư thừa lượng calo không cần thiết.
Khát nước quá thường xuyên cũng là một dấu hiệu đặc thù cảnh báo cơ thể đang béo lên âm thầm (Ảnh: Internet)
4. Khẩu vị nặng hơn
Khẩu phần ăn có vị nặng hơn đồng nghĩa với việc có hàm lượng natri nạp vào cơ thể cao hơn, dễ dẫn đến tình trạng giữ nước trong cơ thể và tăng cân.
Không chỉ vậy, khi cơ thể béo dần sẽ có hiện tượng ham ăn đồ ngọt hơn. Bởi khi cân nặng tăng cao cũng khiến lượng đường trong máu dễ tăng nhanh, kích thích tiết insulin nhiều, có thể gây khó chịu do hạ đường huyết và khiến cơ thể dễ muốn ăn nhiều đồ ngọt.
5. Ngồi lâu, ít vận động
Ngồi trong thời gian dài sẽ khiến quá trình lưu thông trao đổi chất trong cơ thể giảm, dễ tích tụ mỡ, tăng cân, tăng mệt mỏi.
Cùng với đó, việc ít vận động và ăn uống liên tục cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến cơ thể dễ tăng cân. Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi cũng làm cho bạn lười vận động và càng dễ dẫn đến tăng cân trong vô thức.
Xem thêm: Chỉ cần áp dụng 4 cách "lười biếng" sau, chị em sẽ ngày càng trẻ đẹp - khoẻ mạnh
Quỳnh Giang
Theo Người đưa tin