Tiểu đường là căn bệnh khiến lượng đường trong máu tăng cao do cơ thể không sản xuất ra insulin, hoặc cơ thể sử dụng insulin không đúng chức năng.
Khi mắc bệnh tiểu đường, việc điều chỉnh lại lối sống và chế độ ăn uống có tầm quan trọng đặc biệt trong việc kiểm soát đường huyết.
Nhiều loại trái cây có tác dụng tốt trong việc kiểm soát lượng đường trong máu |
Nếu bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt, nó có thể gây ra 1 loạt biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như suy thận, tổn thương thần kinh, mù mắt, đau tim, đột quỵ, máu lưu thông kém, mất thính lực và nhiều vấn đề khác.
Bệnh nhân tiểu đường cần duy trì lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý. Trong đó, cần đặc biệt lưu ý tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Người mắc tiểu đường nên ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng, ít chất béo, calo và lượng đường thấp.
Nhiều người cho rằng các loại trái cây thường chứa rất nhiều đường do có vị ngọt, vì thế bệnh nhân tiểu đường cần kiêng tuyệt đối hoa quả.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia có nhiều loại trái cây có khả năng ổn định đường huyết, lại giàu vitamin, các khoáng chất, chất chống oxy hóa và nhiều dưỡng chất lành mạnh rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là người tiểu đường.
Các loại trái cây đều có hàm lượng nước lớn, chiếm 75-95%, giúp bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể. Vitamin C trong trái cây giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh tật.
Tuy nhiên điều cần lưu ý là trái cây sấy khô bao giờ hàm lượng đường cũng cao hơn trái cây tươi.
Các loại nước ép trái cây không phải là thức uống lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường, thậm chí cả những loại nước ép đóng hộp có ghi nhãn là không đường (sugar-free).
Nước trái cây là một trong những nguyên nhân làm lượng đường trong máu tăng đột ngột. Việc nhai hay ăn bằng miệng làm cơ thế hấp thụ dần lượng đường đưa vào, nếu có sự gia tăng hàm lượng đường nó cũng diễn ra chậm hơn.
Ngoài ra việc ăn hoa quả còn làm tăng hàm lượng chất xơ cho cơ thể, giúp chống táo bón, giảm mỡ máu...
Nếu bệnh nhân tiểu đường ăn trái cây ngay sau bữa ăn trưa hoặc ăn tối có thể làm gia tăng lượng đường trong máu.
Phải có khoảng cách ít nhất 2 giờ sau các bữa ăn mới nên dùng trái cây, ăn trái cây lúc này sẽ không làm đường huyết của người bệnh bị tăng đột ngột.
Thời gian lý tưởng để ăn trái cây là giữa buổi sáng, khoảng 11 giờ sáng hoặc vào buổi tối lúc 5 giờ chiều.
Các loại trái cây tốt cho bệnh nhân tiểu đường
1. Táo
Táo là loại quả quen thuộc với vị giòn, ngọt hấp dẫn. Không chỉ thơm ngon, táo còn là loại trái cây giúp cơ thể chống lại bệnh tiểu đường.
Trong mỗi trái táo đều chứa hàm lượng cao chất xơ hòa tan, vitamin C và chất chống ôxy hóa.
Ngoài ra, trong táo còn chứa pectin, giúp giải độc cơ thể và loại bỏ các chất thải nguy hại cũng như làm giảm nhu cầu insulin của bệnh nhân tiểu đường lên đến 35%.
Thường xuyên ăn táo sẽ giúp ngăn ngừa các cơn đau tim, giảm nguy cơ ung thư và tránh các bệnh về mắt ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Táo chứa hàm lượng cao vitamin C và chất chống ôxy hóa giúp kiểm soát đường huyết |
2. Quả anh đào
Quả anh đào là một trong những trái cây được xếp hạng thấp nhất về chỉ số đường huyết là 22.
Anh đào có chứa chất chống ôxy hóa, beta-carotene, vitamin C, kali, magiê, sắt, chất xơ và folate.
Thêm vào đó, anh đào chứa anthocyanins được biết đến là giúp lượng đường trong máu thấp hơn bằng cách tăng sản xuất insulin lên đến 5%.
Chúng cũng giúp chống lại bệnh tim, ung thư và các bệnh khác được phổ biến trong số những người mắc bệnh tiểu đường.
3. Quả mận đen
Mận đen cũng là một trong những loại trái cây rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Loại quả này rất hữu ích trong việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Y Mulller Cha ở Ấn Độ về tác động của quả mận đen tới việc điều trị bệnh tiểu đường cho thấy rằng: Sự hiện diện của anthocyanin, axit ellagic và tannin có thể thủy phân trong mận đen giúp kiểm soát hiệu quả lượng đường trong máu.
4. Ổi
Ổi có một nồng độ lycopene cao, một lượng lớn chất xơ và một số lượng tốt vitamin C và kali. Tất cả những chất dinh dưỡng này rất hữu ích trong việc duy trì mức độ đường trong máu.
Ngoài ra, những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường có thể uống trà lá ổi để ngăn ngừa bệnh hiệu quả.
Chỉ cần đun sôi một nắm lá ổi nghiền nát với nước, đợi trà ngấm trong khoảng 5 phút, sau đó lọc bỏ phần bã và uống nữa. Hãy uống mỗi ngày một cốc trà ổi sẽ giúp bạn phòng tránh bệnh tiểu đường rất tốt.
5. Bưởi
Bưởi là một trong những siêu thực phẩm khuyến cáo của Hiệp hội đái tháo đường Mỹ cho bệnh tiểu đường. Nó chứa hàm lượng cao chất xơ hòa tan và vitamin C, và có chỉ số đường huyết thấp ở mức 25.
Ngoài ra, bưởi có chứa các flavonoid được gọi là naringenin làm tăng độ nhạy cảm của cơ thể với insulin và cũng giúp bạn duy trì một trọng lượng khỏe mạnh , đó là yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường.
Bưởi là loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp, chỉ ở mức 25 |
6. Bơ
Nhờ hàm lượng chất xơ giàu có và chất béo không bão hòa đơn lành mạnh, trái bơ giúp lượng đường trong máu ổn định.
Theo Viện Dinh dưỡng và chế độ ăn uống Mỹ, chất béo không bão hòa đơn cũng cải thiện sức khỏe tim mạch.
Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ gia tăng bệnh tim và đột quỵ nên rất cần những chất này. Bơ có chứa một lượng tốt kali, một loại khoáng chất giúp ngăn ngừa bệnh thần kinh đái tháo đường.
7. Dâu tây
Trong quả dâu tây rất giàu chất chống ôxy hóa, vitamin và chất xơ giúp kiểm soát và ổn định lượng đường trong máu. Do đó, loại quả này cũng được khuyến cáo nên sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường.
Trong thực tế, các chất chống ôxy hóa trong dâu tây giúp giảm nguy cơ bệnh tim bằng cách giảm cholesterol LDL (xấu), duy trì hoặc cải thiện cholesterol HDL (tốt), và làm giảm huyết áp.
Bên cạnh đó, dâu tây chứa lượng carbohydrates thấp và có một chỉ số đường huyết thấp là 40. Khi bạn ăn dâu tây, chúng giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, giữ mức đường trong máu ổn định và tăng cường mức độ năng lượng của bạn.
8. Cam
Với chỉ số đường huyết khoảng từ 31-51, cam là một trong những loại trái cây lành mạnh có thể được bổ sung trong chế độ ăn uống thường xuyên của bệnh tiểu đường.
Cam chứa một lượng cao chất xơ, vitamin C và các khoáng chất khác như thiamin giúp quản lý lượng đường trong máu.
Thêm vào đó, cam cũng được phân loại là một thực phẩm glycemic index thấp giúp giải phóng glucose từ từ vào máu. Ngoài ra, cam có thể giúp kiểm soát hoặc giảm trọng lượng, một trong những yếu tố nguy cơ cho bệnh tiểu đường.
9. Lê
Trong quả lê chứa hàm lượng cao các loại vitamin A, B1, B2, C và E cùng nhiều chất xơ giúp làm điều chỉnh lượng đường trong máu, giảm cholesterol, nâng cao khả năng miễn dịch và hỗ trợ hiệu quả cho hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, lê cũng chứa hàm lượng thấp carbohydrates, ít calo, và chỉ số đường huyết dưới 38.
Theo các chuyên gia loại quả này đặc biệt có lợi cho những người có bệnh tiểu đường loại 2 vì chúng giúp cải thiện độ nhạy insulin.
10. Kiwi
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn quả kiwi có tác dụng tích cực trong việc làm giảm lượng đường trong máu.
Quả kiwi có chỉ số đường huyết khoảng từ 47-58, với hàm lượng cao vitamin C, E và A, flavonoids, kali và một lượng lớn beta-carotene được bảo vệ khỏi các gốc tự do và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Thêm vào đó, kiwi có nhiều chất xơ và ít carbohydrate, hỗ trợ tích cực trong việc kiểm soát lượng đường trong máu và làm giảm cholesterol.
12. Cóc
Trái cóc có chứa nhiều Vitamin C, một loại chất chống ôxy hóa mạnh, có tác dụng làm giảm đường huyết trong máu đối với người mắc chứng tiểu đường. Không chỉ vậy, trái cóc còn có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư.
13. Sung
Quả sung rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường. Chất kali có trong quả sung giúp duy trì lượng đường trong máu luôn ở mức ổn định
Ngoài ra, lá sung cũng là một loại thuốc bổ sung thêm lượng insulin cho cơ thể, nhờ đó đường huyết không tăng quá mức.
Như Quỳnh
Theo tạp chí Sống Khỏe