Nhiều nghiên cứu cho thấy đậu bắp là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ai cũng có thể sử dụng đậu bắp?
Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin về những mặt lợi và hại của đậu bắp mọi người cần nắm:
Những mặt lợi từ đậu bắp mang lại
Trái đậu bắp còn có tên gọi là mướp tây, hay bắp chà, là một loại cây họ bông với tên khoa học là Hibiscus Esculentus. Đậu bắp có hình dáng giống như quả mướp tây và có hạt máu trắng giống bắp ngô.
Theo Cơ sở Dữ liệu Dinh dưỡng quốc gia Mỹ, một chén đậu bắp khoảng 100g chứa 33 calo, 1,93g protein, 0,19g chất béo, 7,45g carbohydrate, 3,2g chất xơ, 1,48g đường. Khẩu phần đậu bắp nói trên đáp ứng 66% vitamin K, 50% mangan, 35% vitamin C, 22% folate, 14% magiê, 13% thianin cho nhu cầu hằng ngày của cơ thể. Đậu bắp cũng cung cấp một ít canxi, sắt, vitamin A, niacin, phốt-pho và đồng.
Đậu bắp giúp kiểm soát lượng đường:
Người mắc bệnh tiểu đường giờ đây đã có thêm hy vọng khi hàng ngày sử dụng đậu bắp trong việc điều trị giúp kiểm soát lượng đường một cách hiệu quả. Chất xơ trong đậu bắp, giúp kiểm soát lượng đường trong máu, ổn định đường huyết rất tốt
Bạn có thể sử dụng đậu bắp trong thức ăn hay dùng thân, lá hoặc chính trái đậu bắp phơi khô, rồi sắc uống để chữa bệnh tiểu đường. Cũng có thể dùng phối hợp với một số thảo dược như khổ qua, lá ổi, lá sakê…. trong việc điều trị bệnh này.
Đậu bắp giúp kiểm soát lượng đường một cách hiệu quả |
Đậu bắp giúp hỗ trợ tiêu hóa một cách hiệu quả:
Bạn có biết chỉ nửa chén đậu bắp nấu chín có thể cung cấp 2g chất xơ cho cơ thể. Còn đối với đậu bắp tươi sẽ cung cấp khoảng 3,2g chất xơ và kèm theo lượng chất nhầy tốt cho táo bón.
Bên cạnh đó, chất nhầy và chất xơ trong đậu bắp trở thành một môi trường tốt cho những vị khuẩn có lợi, công dụng này có thể thay thế sữa chua, yogurt. Vì vậy, đậu bắp có thể làm lành các vết loét trong đường tiêu hóa, dạ dày hoặc xoa dịu những cơn đau thắt đường ruột.
Giúp phòng ngừa dị tật cho thai nhi:
Đậu bắp chứa nhiều axit folic. Đây là chất dinh dưỡng cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể, đặc biệt đối với những phụ nữ mang thai, axit folic rất quan trọng vì giúp phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi.
Với công thức đơn giản 1/2 chén đậu bắp nấu chín tương đương với 36,5mg axit folic. Một chén đậu bắp sống chứa đến 87,8mg axit folic. Để tốt cho thai nhi, mẹ bầu nên thường xuyên sử dụng đậu bắp cho bữa ăn của mình.
Ăn đậu bắp giúp phòng ngừa dị tật thai nhi |
Những mặt hại của đậu bắp
Trong thành phần của đậu bắp có chứa nhiều fructan một dạng carbohydrate có thể gây tiêu chảy, đầy hơi ở những bệnh nhân vốn có vấn đề về đường ruột. Đặc biệt lưu ý khi lựa chọn đậu bắp để chế biến khẩu phần ăn cho những bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích và một số bệnh đường ruột khác, vì họ dễ nhạy cảm với thực phẩm có hàm lượng fructan cao.
Đậu bắp giàu oxalate làm tăng nguy cơ sỏi thận |
Theo Viện Bệnh Đái tháo đường - Tiêu hóa và Thận quốc gia Mỹ khuyến cáo, những người có tiền sử bệnh sỏi thận cần nắm rõ về hàm lượng oxalate cao có trong đậu bắp.
Thực phẩm giàu oxalate làm tăng nguy cơ sỏi thận, tác động đến quá trình hình thành một dạng sỏi thận phổ biến là calcium oxalate.
Đậu bắp là một loại quả lành tính, giàu giá trị dinh dưỡng, tuy nhiên chỉ nên sử dụng ở mức độ vừa phải và phù hợp với từng đối tượng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Thiện Thanh
Theo Tạp chí Sống Khỏe