1. Ăn nhiều hoa quả có thể giảm béo?
Chưa chắc đúng: Khi ăn nhiều, lượng monosaccharide và disacarit rất dễ hấp thu có trong đường hoa quả sẽ khiến cho lượng đường trong cơ thể bạn tăng cao, việc này không những khiến bạn không đạt được mục đích giảm béo mà còn cho tác dụng ngược lại.
2. Hoa quả có thể là đồ ăn thay thế?
Sai: Cơ thể chúng ta mỗi ngày cần 50 loại dinh dưỡng để duy trì sự sống, đặc biệt là cần khoảng 65g protein, 20g chất béo trở lên. Trong khi đó hoa quả lại có đến hơn 85% là nước, lượng protein lại không đến 1% nên chúng dường không thể đáp ứng được các nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể con người.
3. Hoa quả chứa nhiều vitamin?
Sai: Hoa quả các loại chủ yếu chứa vitamin C, vitamin nhóm B và carotene. Vì vậy chỉ có một chế độ ăn uống đa dạng thì cơ thể bạn mới có thể có đủ hàm lượng vitamin như ý.
4. Gọt vỏ hoa quả có thể giải quyết mối lo thuốc trừ sâu?
Sai: Bất kỳ loại cây trái nào có sử dụng thuốc trừ sâu thì không chỉ vỏ mà thịt bên trong loại quả đó cũng bị ảnh hưởng. Cho nên gọt vỏ không giải quyết được vấn đề thuốc trừ sâu.
Hơn nữa, vỏ nhiều loại quả không những chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn thịt mà còn chứa nhiều phong vị của quả. Vì vậy, bạn chỉ nên chọn hoa quả dựa vào trạng thái thông thường, thông qua việc rửa sạch hoàn toàn, ăn vỏ sẽ khoa học hơn.
5. Ăn hoa quả lúc nào cũng có lợi?
Sai: Hoa quả không phải là thực phẩm ăn lúc nào cũng được, bởi vì chúng có khá nhiều axit hữu cơ và tannic. Có một số hoa quả còn chứa các enzyme có hoạt tính mạnh như protease, chất này có khả năng kích thích và có hại cho dạ dầy, gây ra các triệu chứng như: đau dạ dầy, đầy hơi, đi ngoài, tiêu hóa kém…
6. Hoa quả có thể thay thế rau xanh?
Sai: Hoa quả và rau xanh đều có đặc điểm dinh dưỡng riêng nên không thể thay thế cho nhau được. Lượng Vitamin và muối vô cơ có trong hoa quả không thể bằng rau xanh.
Hàm lượng vitamin C có trong các loại rau xanh phổ thông như rau bắp, củ cải… nhiều gấp 10 lần so với lượng vitamin C có trong táo, lê, đào…
Hàm lượng vitamin C có trong ớt xanh, súp lơ xanh (bông cải xanh) gấp 2-3 lần so với dâu tây… Vì vậy, chỉ ăn hoa quả không không thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
7. Hoa quả nhập khẩu giá cao sẽ có nhiều dinh dưỡng hơn?
Sai: Không ít người cho rằng giá của hoa quả càng cao thì giá trị dinh dưỡng của nó càng nhiều (đặc biệt là hoa quả nhập khẩu). Thực tế, trong quá trình vận chuyển, thành phần dinh dưỡng trong hoa quả nhập khẩu đã có sự thay đổi.
Hơn thế nữa, do vận chuyển đường dài, người ta không bao giờ đợi quả chín rồi mới thu hoạch, ngoài ra còn sử dụng thuốc bảo quản. Việc này có ảnh hưởng tới phẩm chất của hoa quả. Vì vậy, hoa quả nhập khẩu đắt tiền không phải là tiêu chí để khẳng định giá trị dinh dưỡng cao của nó.
Phạm Ngọc Liên
Theo tạp chí Sống Khỏe