Trang chủ Tra cứu Chuyên đề

Những cách dạy của cha mẹ khiến bé giảm trí thông minh

6:10 PM | 20/06/2015
Cho con

(SKGĐ) Không bao giờ khen trẻ hoặc chê để khích tướng trẻ tiến bộ là những cách dạy sai lầm của nhiều bậc cha mẹ cổ hủ. Không chỉ ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ, những cách dạy này còn khiến trẻ tổn thương tâm lý.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Trẻ giảm trí thông minh vì bị chê nhiều hơn khen

Rất nhiều các bậc làm cha mẹ thường có tư tưởng: chê bai con sẽ khiến con phấn đấu hơn, tiến bộ hơn. Điều này thực sự sai lầm. Việc sử dụng quá nhiều những ám thị tiêu cực như: “Sao con chẳng thông minh gì hết?”, “Bạn B thông minh hơn con nhiều” hay “Bằng tuổi con mà các bạn đã nói chuyện bằng tiếng anh như gió rồi đây!” khiến lâu dần, trẻ sẽ hoài nghi về khả năng của mình, lúc nào cũng nghĩ mình kém cỏi, không bằng bạn bằng bè, sẽ dẫn tới việc hình thành tâm lý tự ti. Và kết quả là trẻ trở thành một người dốt nát thật sự, học gì cũng khó khăn.

Mặt khác, rất nhiều cha mẹ cố gắng “khích tướng” con trước mặt những người ngoài như “Chẳng bù cho con nhà em, suốt ngày chỉ biết chơi, không giúp đỡ được gì bố mẹ hết” hay tệ hơn là “Học hành kém lắm, không bằng con nhà chị được” khiến trẻ thực sự bị tổn thương. Khiến chúng không chỉ hoài nghi bản thân mà còn hoài nghi về tình cảm cha mẹ dành cho chúng.

Trẻ giảm trí thông minh vì bị bắt học quá sớm

Tất cả các bậc phụ huynh chúng ta đều muốn con mình giỏi hơn người khác chính vì vậy, rất nhiều người đã bắt trẻ phải nhồi nhét như tập đọc, tập viết, đặc biệt là tính toán ngay từ khi còn rất nhỏ để khi vào tiểu học, con có thể trở thành “người xuất chúng” trong lớp.

Tuy nhiên, việc nhồi nhét cho trẻ từ những ngày còn học ở mẫu giáo thực chất chỉ là bắt bé học vẹt và không hiểu bản chất của những kiến thức này. Thêm vào đó, bé còn bị áp lực nặng nề về mặt tâm lý, sợ học và không có hứng thú tiếp thu kiến thức nữa. Điều này đương nhiên sẽ khiến bé trở nên kém thông minh vì sự tự tin của bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trẻ giảm trí thông minh vì bị bắt chơi trò quá khó

Việc cho trẻ chơi những trò quá khó chỉ khiến chúng gặp thất bại liên tiếp và cảm thấy bản thân không bao giờ có thể chiến thắng bất cứ điều gì. Không cần ai nhận xét mà bản thân trẻ cũng mặc cảm về chính mình vì chúng không biết mùi vị của chiến thắng, hoặc có trải qua thì cũng rất ít.

Chơi những trò chơi khó thực chất không giúp con giỏi lên mà chỉ khiến trẻ mất dần sự tự tin và ngộ nhận bản thân dốt nát. Lâu dần, chúng sẽ biến thành những kẻ ngốc nghếch thật sự.

T.H

Tin liên quan

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC