Trang chủ Tra cứu Chuyên đề

Bác sĩ chỉ ra 3 dấu hiệu con bạn đã sẵn sàng ăn dặm

1:00 PM | 13/03/2022
Cho con

Bác sĩ đã nhắc nhở các bậc cha mẹ có 3 dấu hiệu rõ ràng cho thấy con bạn đã sẵn sàng ăn dặm.

Tiến sĩ Sara Kayat, một bác sĩ đa khoa của Dịch vụ y tế quốc gia Anh, cho biết phần lớn những người lần đầu làm cha mẹ cảm thấy bối rối về việc khi nào họ nên bắt đầu cho con mình ăn dặm.

Ăn dặm là cột mốc quan trọng trong vòng 1.001 ngày quan trọng đầu tiên trong cuộc đời của một đứa trẻ. Tuy nhiên, gần 60% người lần đầu làm cha mẹ cảm thấy khó hiểu khi quyết định cho con ăn dặm.

Dịch vụ y tế quốc gia Anh cho biết 3 dấu hiệu này xuất hiện cùng nhau từ khoảng 6 tháng tuổi. Nó có nghĩa là con bạn đã sẵn sàng cho những thức ăn đặc đầu tiên, cùng với sữa mẹ hoặc sữa công thức đầu tiên dành cho trẻ sơ sinh.

Bac si chi ra 3 dau hieu con ban da san sang an dam

Ăn dặm là cột mốc quan trọng trong vòng 1.001 ngày quan trọng đầu tiên trong cuộc đời của một đứa trẻ.

Nếu con bạn đã sẵn sàng ăn dặm, chúng sẽ:

- Giữ tư thế ngồi, giữ đầu ổn định

- Phối hợp mắt, tay và miệng để trẻ có thể nhìn thức ăn, gắp và đưa vào miệng

- Nuốt thức ăn (thay vì nhổ ra)

Cũng có những hành vi mà cha mẹ dễ nhầm với dấu hiệu sẵn sàng cho thức ăn đặc, khi chúng vẫn chưa sẵn sàng. Đó là:

- Nắm tay nhai

- Muốn bú thêm sữa

- Thức dậy vào ban đêm (nhiều hơn bình thường)

Dịch vụ y tế quốc gia Anh cho biết thêm: “Nếu con bạn sinh non, hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn về thời điểm bắt đầu cho ăn dặm”.

Từ 6 tháng tuổi, bạn nên cho trẻ ăn một chút thức ăn đặc một lần một ngày, trộn hoặc xay nhuyễn. Bạn cũng có thể bắt đầu thử các loại thực phẩm thường gây dị ứng, chẳng hạn như sữa bò, các loại hạt và cá. Chúng nên được thêm vào từng thứ một để có thể phát hiện ra bất kỳ phản ứng nào.

Đầu tiên, trẻ sơ sinh vẫn sẽ nhận được hầu hết năng lượng và chất dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa bột công thức. Sữa mẹ hoặc sữa bột công thức nên là thức uống chính của trẻ trong năm đầu tiên. Từ khoảng 7 tháng tuổi, trẻ đã quen với việc ăn uống hơn và có thể thử thức ăn nghiền hơn, dạng cục hơn.

Trẻ sơ sinh có những khoảng thời gian khác nhau để làm quen với thức ăn dạng cục, nhưng điều quan trọng là bạn phải tiếp tục cho trẻ ăn và ở bên cạnh trẻ để đảm bảo trẻ ăn một cách an toàn.

Khi được 10 tháng tuổi, trẻ có thể ăn ba bữa một ngày ngoài những lần bú sữa của chúng. Chúng nên được thưởng thức nhiều loại hương vị và kết cấu đa dạng, với những khối thức ăn mềm lớn hơn và nhiều loại thức ăn cầm tay hơn. Chúng sẽ thấy dễ dàng hơn khi nhặt những mẩu thức ăn nhỏ và tự ăn.

Sau khi trẻ được một tuổi, trẻ nên ăn ba bữa một ngày và có thể là hai bữa phụ ăn dặm, chẳng hạn như trái cây hoặc bánh, bánh mì hoặc sữa chua. Lúc này, trẻ đã sẵn sàng ăn những bữa ăn lành mạnh hơn với những người còn lại trong gia đình - chỉ với những khẩu phần nhỏ hơn và cắt thành những mẩu thức ăn nhỏ hơn.

Nuôi con nhỏ luôn là một trải nghiệm đầy khó khăn nhưng cũng đầy thú vị và cảm giác yêu thương. Quan tâm và chú ý đến những dấu hiệu ban đầu của việc trẻ đã sẵn sàng ăn dặm để trẻ nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cũng như giúp trẻ hoàn thiện dần các chức năng quan trọng trong cơ thể.

Xem thêm: Người đàn ông Mỹ được ghép tim lợn đầu tiên trên thế giới tử vong sau 2 tháng phẫu thuật

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Tin liên quan

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC